Hệ thống chẩn đoán DSM-PC

                        GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN DSM-PC

 

Nhắm vào nhu cầu phân loại sức khoẻ tâm thần của những nhà lâm sàng làm việc trong lãnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ cùng với Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ đã hợp tác với nhau trong dự án nhằm cải thiện phân loại, ghi nhận được và chẩn đoán các rối loạn sức khoẻ tâm thần của trẻ nhỏ trong công việc chăm sóc ban đầu. DSM-PC ra đời trong bối cảnh này.

DSM-PC là gì? Đó là những chữ viết tắt của cụm từ Diagnostic and Statistic Manual of Mental Disorders Primary Care Version. Bản này có sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn trong các lãnh vực như nhi khoa, tâm thần nhi khoa, tâm lý nhi khoa, có sự liên kết của viện hàn lâm về tâm thần học trẻ em và trẻ vị thành niên Hoa Kỳ, hiệp hội tâm lý nhi khoa, phân nhóm tâm lý lâm sàng trẻ em của hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, viện hàn lâm thầy thuốc gia đình Hoa Kỳ, Hiệp hội nhi khoa hành vi, Hiệp hội y khoa Hoa kỳ, cơ quan quản lý các dịch vụ và nguồn sức khoẻ, văn phòng sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, viện quốc gia về sức khoẻ tâm thần.

Bản DSM-PC dành cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên dựa vào 4 lãnh vực:

-Môi trường của trẻ có ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ tâm thần của trẻ

-Một hệ thống phân loại sức khoẻ tâm thần có tính chức năng phải rõ ràng, ngắn gọn, dựa vào những thông tin khách quan  nếu có thể được và có tổ chức để nó có thể được chỉnh sửa trong những lần nghiên cứu tiếp theo.

-Trong đa số các tình huống, các triệu chứng của trẻ biểu hiện thay đổi theo trình tự tiếp diễn từ những biến đổi còn nằm trong giới hạn bình thường đến các vấn đề và cuối cùng là rối loạn ( những rối loạn này được định nghĩa trong hệ thống phân loại chẩn đoán DSM-IV)

-Đối với một hệ thống phân loại sức khoẻ tâm thần có ích cho mục đích lâm sàng, huấn luyện và nghiên cứu, hệ thống này phải tương hợp với những hệ thống hiện hành khác.

Sổ tay được tổ chức như thế nào?

Được chia ra làm nhiều phần:

Phần môi trường sống của trẻ, giúp nhà lâm sàng mô tả và xem xét ảnh hưởng của các tình huống hiện diện trong thực hành và ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của trẻ. Nó cũng giúp nhà lâm sàng xác định những hậu quả tiềm tàng của một tình huống không mong muốn và xác định các yếu tố có thể làm cho trẻ dễ bị tổn thương hơn hay linh hoạt hơn vì thế có thể làm giảm hay tăng lên ảnh hưởng của tình huống. Nhà lâm sàng cũng có thể đánh giá được các yếu tố gây stress , những thông tin liên quan đến yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ….

Biểu hiện của trẻ, bao gồm:

-Những triệu chứng hiện tại

-Phổ chẩn đoán: từ những biến đổi còn nằm trong giới hạn bình thường cho đến những vấn đề và nặng nhất là những rối loạn

-Những biểu hiện phát triển thông thường: trình bày theo tuổi những triệu chứng mà trẻ đang biểu hiện có bình thường so với lứa tuổi đó không?

-Chẩn đoán phân biệt

-Mức độ nặng