Phát triển bản ngã (Self Development)

PHÁT TRIỂN VỀ BẢN NGÃ:

“Bản ngã có thể chỉ tồn tại trong mối liên hệ xác định rõ với ngã của người khác” (George Herbert Mead, 1932). Mô hình làm việc bên trong là một mô hình không chỉ về mối quan hệ với người chăm sóc nhưng còn về bản ngã. Khi còn nhỏ, trẻ phát triển gia tăng về các mô hình phức tạp và khác biệt về bản thân và các mối quan hệ. Qua sự tương tác với người chăm sóc , trẻ phát triển một cảm nhận về chúng là ai và giá trị nào được đặt vào các phẩm chất và cá nhân độc nhất của trẻ.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA BẢN NGÃ:  

Sroufe (1990) định nghĩa bản ngã như là “ một tổ chức bên trong về thái độ,cảm xúc, các mong đợi và các ý nghĩa”  mà nó xuất hiện trong bối cảnh mối quan hệ chăm sóc. Sự xuất hiện của bản ngã trong giai đoạn ấu thơ được đặc trưng bởi sự gia tăng tổ chức và gia tăng khả năng tác động, khi trẻ trở thành một người tham gia chủ động hơn trong quá trình phát triển.

Sroufe mô tả sự tự tổ chức như là một tiến trình qua một loạt các giai đoạn trong thời ấu thơ.

Trong 6 tháng đầu đời, ( giai đoạn bản ngã trước định hướng), trẻ nhỏ gia tăng tương tác xã hội và ý thức đến những gì xung quanh chúng. Trẻ phụ thuộc vào người chăm sóc để nhằm giảm nhẹ đi tình trạng khuấy động và cung cấp cho trẻ khả năng điều hoà  trạng thái nội tâm. Tuy nhiên, trẻ cũng bắt đầu đáp ứng với với người chăm sóc và có thể đáp ứng đối với các kiểu tương tác phức tạp và kết quả đưa đến sự thích thú đôi bên.

Trong giai đoạn kế tiếp, từ 6-12 tháng (giai đoạn bản ngã định hướng), trẻ trẻ có ý hướng và hành vi của trẻ có hướng đến mục tiêu hơn, trẻ có thể điều hợp, khởi đầu và trao đổi với người chăm sóc. Ví dụ, trẻ biết chào đón ( mỉm cười, ê a, nhún nhảy và giơ hai tay lên) khi có mặt của người chăm sóc và trẻ cũng có phản ứng tiêu cực với người lạ. Đến cuối giai đoạn này, như chúng ta đã biết từ các nghiên cứu về gắn bó, cảm xúc, nhận thức, và các hành vi xã hội của trẻ được tổ chức xung quanh người chăm sóc và mối quan hệ chăm sóc.

Từ 12-24 tháng (giai đoạn bản ngã tách rời và có ý thức), trẻ tiếp tục gia tăng mục tiêu và hoạch định một cách chủ động, ngay cả khi những điều này trái ngược với người chăm sóc. Trẻ bắt đầu tách ra khỏi người chăm sóc cả về mặt thể chất lẫn tâm lý, thực hành các kỹ năng độc lập, trong khi vẫn còn hướng về xung quanh người chăm sóc như là một “ nền tảng an toàn”. Giai đoạn này đánh dấu một sự  di chuyển  phát triển theo hướng sự xuất hiện của việc ý thức về bản ngã và gây tác động đến xung quanh, bản ngã như là tác giả của chính những hành động của chính nó.

Giai đoạn kế tiếp, từ 24-60 tháng ( giai đoạn bản ngã theo dõi bản ngã), giai đoạn này được đánh dấu bởi một mức độ ý thức mới về cả bản ngã lẫn người khác. Sự thay đổi này đi kèm với khả năng hình dung cũng như gia tăng khả năng làm nhẹ và điều chỉnh cảm xúc và hành vi của trẻ. Những khả năng biểu tượng này cho phép trẻ ghi nhận được trạng thái nội tâm của chính mình và người khác cùng với giới hạn giữa trẻ và người khác. Ví dụ: không chỉ trẻ ý thức được về hoạch định và ý hướng của chính mình mà trẻ còn ý thức được rằng người chăm sóc cũng có ý thức về hoạch định và có ý kiến về hoạch định đó. Thành tựu quan trọng nhất ở đây là một cảm nhận về hằng định bản ngã (Self-constancy), đó là việc nhận ra rằng bản ngã là một tổng thể được tổ chức, “tiếp tục đang  là”  ngay cả có sự thay đổi về cảm xúc và mối quan hệ với người chăm sóc.

Những quá trình như nội hoá, ổn định, và tự định hướng vẫn tiếp tục hướng dẫn sự phát triển bản ngã trong những năm kế tiếp của cuộc đời. Ở giai đoạn tuổi thiếu nhi, theo Sroufe, đây là giai đoạn bản ngã được củng cố (consolidated self),như  là  mô hình làm việc bên trong của trẻ dẫn đến việc hằng định về các hình dung (các đại diện) về bản thân và người khác. Ở trẻ vị thành niên, chúng ta thấy sự xuất hiện của bản ngã phản ảnh bản ngã (self-reflective self) như là các thao tác chính thức cho phép trẻ quan sát và phản ảnh trên các quan điểm và khả năng của trẻ.

Ở cốt lõi của bản ngã, theo quan điểm của Sroufe, là quyền sở hữu về chính sự trải nghiệm của một người. Bằng cơ chế này, trẻ biết được rằng chúng là tác giả của chính những hành động của chúng, đây là sự điều chỉnh bên trong về cảm xúc và hành vi. Nói theo cách khác, trẻ khởi đầu phát triển một cảm nhận về bản thân thông qua trải nghiệm các hành động của chúng  như là có hiệu quả hay không có hiệu quả trong việc xử trí các đòi hỏi bên trong và bên ngoài, duy trì được sự cân bằng. Theo trình bày của Sroufe, “Lõi của bản ngã” nằm ở các kiểu điều chỉnh hành vi / cảm xúc, điều này cho phép trải nghiệm tiếp diễn cho dù có sự thay đổi về phát triển và môi trường.

Tự điều chỉnh:

Sự phát triển bình thường liên quan đến việc gia tăng tổ chức và tự định hướng về hành vi. Tóm lại, trẻ gia tăng về chính vị trí lèo lái và có khả năng biết khởi đầu và điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Tự điều chỉnh được định nghĩa là hành vi được khởi đầu bởi bản thân và được trải nghiệm một cách có ý thức và tự chủ (Grolnick & Farkas,2002). Nói một cách khác, trẻ biết tự điều chỉnh là trẻ biết trải nghiệm chính mình như là một tác nhân gây ra các hành động của chính trẻ. Hơn nữa, trẻ biết tự điều chỉnh là trẻ có động cơ nội tại, không cần cha mẹ phải kiểm soát và cấu trúc được hành vi của chúng.Trẻ cũng có thể thực hiện các chọn lựa độc lập và nghĩ về chúng mà không bị nhạy cảm quá mức đối với áp lực của bạn bè.

Tự điều chỉnh có 2 phần: điều chỉnh cảm xúc là phần đã nói qua, và tự điều chỉnh hành vi là phần liên quan đến khả năng xử trí được hành vi của chính mình. Ví dụ như đặt một đồ chơi hấp dẫn trước mặt trẻ và nói: “Không được sờ vào cho đến khi bố(mẹ) quay trở lại” và lúc đó bạn quan sát xem trẻ gặp khó khăn như thế nào để kiểm soát xung động và trì hoãn sự thoả mãn. Tự điều chỉnh xuất hiện vào khoảng năm thứ 2 và được quan sát thấy khi trẻ biểu lộ sự tự kiểm soát và hành động một cách thích hợp theo xã hội ngay cả khi không có sự theo dõi của cha mẹ. Trong những năm tuổi mẫu giáo, khả năng hình dung của trẻ cho phép việc tự  điều chỉnh gia tăng tính thích nghi và linh hoạt. Phát triển ngôn ngữ trợ giúp cho quá trình này , giúp trẻ có khả năng tự nói chuyện để đối mặt với sự cám dỗ. Ví dụ, chúng ta hay thường thấy trẻ nhỏ nhìn vào đồ chơi mà trẻ muốn và nói lập đi lập lại câu cấm đoán của người lớn (“ Không được sờ vào!”).

Khái niệm  về bản ngã:

Khái niệm về bản ngã có hai thành phần. Phần đầu tiên liên quan đến nội dung của khái niệm về bản ngã ( ví dụ: tôi giống cái gì?). Phần thứ hai liên quan đến giá trị, đó là nhận biết về mình tiêu cực hay tích cực ( Ví dụ: tôi có thích con người tôi đang là?) và cũng được gọi là lòng tự trọng hay sự thành thạo được nhận biết (Perceived competence). Khái niệm về bản ngã của trẻ xuất hiện qua một loạt các giai đoạn song song với phát triển nhận thức và cảm xúc.

Sự phát triển của khái niệm về bản ngã:

Ở tuổi nhũ nhi và trẻ nhỏ: Sự bắt đầu ghi nhận được về bản ngã xuất hiện trong những trải nghiệm về tính hiệu lực đối với thế giới xung quanh : Tôi cười và người khác sẽ cười đáp trả; tôi khóc và lúc đó thức ăn tôi muốn xuất hiện. Trong những năm đầu đời,  cảm nhận của trẻ nhũ nhi về bản ngã được gọi là bản ngã như là một tác nhân (self as agent). Vào khoảng 2 tuổi,trẻ đáp ứng với việc nhận ra hình ảnh của trẻ trong gương và trẻ có khả năng chỉ ra mình trong những tấm ảnh. Có lẽ biểu lộ rõ rệt nhất về cảm nhận về bản thân là bằng chứng khi trẻ xác định mong muốn, nhu cầu và ý kiến theo cách thức la ó lên (Cái này của con, con muốn cái này…).

Tuổi mẫu giáo: Trong những năm ở tuổi mẫu giáo, những khái niệm của trẻ về bản ngã được tập trung vào các đặc tính có thể quan sát được một cách cụ thể như là hình thể ( Tôi cao), các hoạt động chơi đùa ( tôi chơi đá bóng), các điều ưa thích (tôi thích nhất là bánh con sâu), hay sở hữu ( tôi có một chiếc xe đạp). Đây là thời gian dành cho bản ngã có tính hành vi (behavioral self).

Các yếu tố mô tả cụ thể này đại diện cho các hành vi riêng lẻ hơn là theo phân loại ở cấp bậc cao hơn ( Ví dụ: tôi có thể chạy nhanh thực sự không có thể khái quát cho : tôi giỏi các môn thể thao”). Vì thế, khái niệm về bản ngã ở giai đoạn tuổi mẫu giáo không được tổ chức theo một cách logic đặc biệt hay theo cách  chặt chẽ và những đánh giá trái ngược về bản ngã có thể cùng tồn tại với nhau một cách thoải mái. Hơn nữa, trẻ nhỏ hầu như tự đánh giá chính mình theo những cách thức tích cực không thực tế, lầm lẫn hy vọng và ước muốn của mình với các thành thạo thực tế. Trẻ em ở tuổi mẫu giáo cũng có suy nghĩ tất cả-hoặc không về bản ngã dựa vào những trạng thái cảm xúc mà trẻ trải nghiệm ở thời  điểm đó ( Tôi luôn vui vẻ, tôi chưa bao giờ sợ hãi). Những giới hạn về nhận thức cũng làm cho trẻ khó khăn trong việc hiểu được rằng trẻ có thể trải nghiệm 2 cảm xúc khác nhau ở cùng một thời điểm, sự khó khăn này được gọi là cắt chia cảm xúc (affective splitting).

Giai đoạn tuổi nhi đồng: Trẻ ở tuổi 5-7 vẫn còn những đặc tính của giai đoạn sớm hơn, bao gồm một khuynh hướng cảm nhận về bản thân tích cực theo cách không thực tế ( ví dụ: tôi có thể ném trái bóng thật xa; tôi sẽ lập một đội bóng khi tôi lớn lên, tôi có thể làm nhiều điều thực tốt, nếu bạn giỏi điều gì đó bạn sẽ không thể kém ở cùng một thời điểm. Tôi biết những trẻ khác không giỏi nhưng tôi không phải thế! ). Suy nghĩ tất cả hoặc không vẫn còn ở dạng suy nghĩ theo cách đối lập và phân biệt quá mức- ví dụ, một trẻ bị khuyết tật về học tập, trẻ đạt kết quả thấp, trẻ có thể kết luận xấu rằng: trẻ bị câm hoàn toàn.Ở tuổi nhi đồng, các yếu tố mô tả về bản ngã của trẻ tập trung vào các thành thạo đặc biệt và các kỹ năng mà trẻ đã đạt được. Các kỹ năng này bắt đầu liên quan với nhau và tổ chức thành các loại chung nhưng cũng có hướng chia thành ngăn dựa trên nền tảng của những giá trị tích cực và tiêu cực, trẻ vẫn không thể thống nhất được các qui kết tiêu cực và tích cực lại với nhau. Mặc dầu trẻ ở giai đoạn sớm hơn trước tuổi nhi đồng không có một khái niệm về bản ngã chung  nhưng trẻ phân biệt được 2 nguồn tạo ra lòng tự trọng khác nhau một xuất phát từ việc được chấp nhận từ xã hội, loại khác đến từ khả năng thành thạo của chính trẻ.

Giai đoạn tuổi thiếu niên: Ở tuổi từ 8-11 tuổi, khái niệm  của trẻ về bản ngã liên quan đến những khái quát hoá thống nhất một số các đặc điểm về bản ngã ( Ví dụ: tôi được nhiều người biết là đẹp, ít nhất là với các bạn nữ, bởi vì tôi đẹp với nhiều người , sẵn lòng giúp đỡ và có thể giữ bí mật). Ở giai đoạn trễ hơn của tuổi thiếu niên, trẻ xem xét bản thân không phải dưới hình thức các hành vi có thể quan sát được do trẻ thực hiện nhưng theo cách các đặc điểm về nhân cách mà trẻ có- đây là giai đoạn bản ngã tâm lý (psychological self), gia tăng tính ổn định và thống nhất. Khả năng để hình thành các khái niệm ở cấp bậc cao hơn cho phép trẻ phát triển một hình dung về sự đáng giá của bản thân một cách toàn thể. Ngoài cảm nhận về lòng tự trọng, trẻ đánh giá được về chính mình theo 3 lãnh vực thành thạo: Học tập, thể chất và xã hội. Ở giai đoạn giữa của tuổi thiếu niên, tự đánh giá cũng liên quan chặt chẽ với hành vi: lòng tự trọng về khả năng học tập dự báo được sự thành công ở trường học, tính tò mò, và động cơ để vượt qua thử thách, trong khi đó lòng tự trọng về xã hội liên quan đến lòng tin với bạn bè. Trong thời kỳ này, trẻ cũng có sự so sánh xã hội, trẻ đánh giá sự thành thạo và giá trị của mình so với người khác.

Tuổi vị thành niên: Các kỹ năng thao tác chính thức của trẻ vị thành niên cho phép trẻ nghĩ về bản thân theo cách thức ngày càng gia tăng khả năng trừu tượng, không chỉ dựa vào điều trẻ làm mà còn dựa vào điều trẻ tin là trẻ có thể làm. Đây là bản ngã trừu tượng, định hướng tương lai.

Ở tuổi này bản ngã trở nên phức tạp hơn, ngoài những chiều kích về tính toàn thể, học tập, thể chất và xã hội trong khái niệm về bản ngã, trẻ còn có thêm những lãnh vực khác như tình bạn thân, hấp dẫn tình cảm và thành thạo trong nghề.