Nhân cách và các rối loạn nhân cách

     NHÂN CÁCH VÀ NHỮNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH

                                                                                                                BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Hàng ngày trong công việc, bác sĩ hay các nhà trị liệu gặp nhiều bệnh nhân có nhân cách bất thường. Những người làm lâm sàng cần hiểu được những kiểu nhân cách này vì 4 lý do. Đầu tiên, bệnh nhân có thể phản ứng với những cách thức khác thường đối với bệnh lý thể chất hoặc những điều trị được đặt ra đối với họ ví dụ như trở nên quá mức dựa vào , không tin cậy hay không hợp tác. Thứ hai, khi nhân cách bất thường, bức tranh lâm sàng về rối loạn sức khoẻ tâm thần thay đổi, làm cho chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Thứ ba, những nhân cách bất thường có thể phản ứng một cách khác nhau đối với các sự kiện gây stress, ví dụ như thay vì lo lắng thì họ biểu hiện hành vi gây hấn hay kịch tính. Thứ tư, những nhân cách bất thường có thể cư xử theo những cách gây stress thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người khác, ví dụ như người chồng thường hay gây hấn có thể làm cho vợ bị trầm cảm hay người chồng này hành động một cách bạo lực đối với vợ mình.

Sau khi đọc xong phần này, chúng ta có thể hiểu được về cách thức nhân cách bất thường và phân biệt được điều này với rối loạn nhân cách và cách thức người ta phân loại.

Chúng ta nên biết làm thế nào để :

         1)  Đánh giá nhân cách

         2)   Phân biệt nhân cách bất thường với các rối loạn sức khoẻ tâm thần

         3)    Xử trí được các nhân cách bất thường trong thực hành hàng ngày

Chúng ta cũng nên có hiểu biết chung về những điều trị chuyên biệt.

Nhân cách là gì?

Thuật ngữ nhân cách nói đến các đặc tính bền bỉ  của một cá thể khi biểu hiện trong những cách thức cư xử khác nhau ở những tình huống khác biệt. Nhân cách có thể được xem như được tạo nên bởi những đặc tính giới hạn trong các nhóm được biết đến như là các nét : tính xã hội, tính gây hấn, tính xung động. Khi mô tả nhân cách bất thường, thông thường tốt hơn là liệt kê ra những nét chủ yếu hơn là cố gắng áp dụng một dán nhãn chẩn đoán. Tuy nhiên, một vài nhân cách bất thường được biểu hiện chủ yếu bởi một nét đơn độc, đối với những loại này, một thuật ngữ mô tả đơn giản là điều hữu ích, sẽ giải thích ở phần sau. Tuy nhiên ngay cả đối với những nhân cách bất thường, thật quan trọng khi chú ý đến những đặc tính khác. Đặc biệt là những đặc tính tích cực có thể giúp phát triển xa hơn trong điều trị.

Rối loạn nhân cách là gì?

Những lệch chuẩn cực nhiều về nhân cách có thể được ghi nhận như là rối loạn nhưng thật khó mà định nghĩa một đường phân chia giữa bất thường và bình thường. Nếu nhân cách có thể được đo lường giống như trí tuệ, một chỉ số giới hạn có tính thống kê nên được dùng ( Ví dụ như hai độ lệch chuẩn so với dân số chung). Tuy nhiên mặc dù các nhà tâm lý đã tạo ra những đo lường một số mặt của nhân cách nhưng không có đo lường nào đáng tin cậy và có giá trị mà có ý nghĩa quan trọng nhất đối với thực hành lâm sàng. Khi không có những đo lường này, một tiêu chí ứng dụng đơn giản được sử dụng : Một nhân cách bị rối loạn khi nó gây ra đau khổ đối với người đó  hoặc đối với người khác. Định nghĩa này có thể dường như đơn giản nhưng lại có hữu ích trong thực hành lâm sàng, đưa đến sự đồng thuận có hợp lý giữa những người sử dụng nó.

ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH:

Các nguồn thông tin:

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta xây dựng một hình ảnh về nhân cách của con người bằng cách quan sát họ đáp ứng trong nhiều tình huống khác nhau như thế nào. Để đánh giá, chúng ta có thể sử dụng 4 nguồn thông tin sau:

1)    Mô tả của chính bệnh nhân về nhân cách của họ

2)    Hành vi của bệnh nhân trong khi được phỏng vấn

3)    Những ghi nhận về hành vi của bệnh nhân trong các tình huống khác nhau ở quá khứ

4)    Cái nhìn của họ hàng và bạn bè

Trong một cuộc phỏng vấn nghề nghiệp, hành vi của ứng viên trong cuộc phỏng vấn thường được xem như một hướng dẫn hữu ích đối với nhân cách. Tuy nhiên, khi đánh giá bệnh nhân, hành vi trong phỏng vấn có thể bị hiểu sai nhiều bởi vì nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tạm thời có liên quan đến bệnh lý cũng như bởi nhân cách. Vì thế, lo âu hoặc trầm cảm có thể làm cho bệnh nhân có biểu hiện dễ bị kích thích hơn, ít tự tin hơn khi họ bình thường. Trầm cảm là đặc điểm nhân cách của họ: Bệnh nhân trầm cảm có khuynh hướng đánh giá thấp điểm mạnh của họ và phóng đại những yếu kém. Vì thế, điều quan trọng là kiểm tra sự đánh giá của bệnh nhân về nhân cách của mình và  hành vi của họ trong khi phỏng vấn bằng cách so sánh với hai nguồn thông tin khác được liệt kê ở trên: ghi nhận về  thành tựu quá khứ và những khó khăn, bất kỳ khi nào nếu có thể, và ghi nhận của bạn bè và người thân.

THÔNG TIN CẦN CÓ:

Trong khi đánh giá nhân cách, cần chú ý không chỉ đến những nét nhân cách dẫn đến những khó khăn mà còn đánh giá những điểm mạnh. Đôi khi một nét nhân cách có tính mạnh mẽ trong một tình huống lại đưa đến những khó khăn trong những tình huống khác, ví dụ như, nét nhân cách ám ảnh cho phép người ta đáng tin cậy và thiết lập tiêu chuẩn cao trong công việc  nhưng thường dẫn đến lo âu quá mức khi họ bị bệnh. Trước khi bắt đầu những điều tra đặc biệt  được liệt kê sau đây, thật có ích lợi khi hỏi những câu hỏi chung như “ Bạn nghĩ bạn của bạn sẽ mô tả bạn là người thế nào?”

Các mối quan hệ

Phần này liên quan đến các mối quan hệ trong công việc ( với đồng nghiệp, cấp trên, người có kinh nghiệm hơn), tình bạn với người khác giới và những mối quan hệ thân mật. Người phỏng vấn hỏi bệnh nhân xem họ làm bạn dễ dàng, có ít bạn hay nhiều bạn, có bạn thân có thể tin cậy và những mối quan hệ lâu dài. Người phỏng vấn cũng hỏi xem bệnh nhân có tính xã hội, tự tin  hay e thẹn và bảo thủ.

Khí sắc quen thuộc:

Mục tiêu ở đây là khám phá xem khí sắc quen thuộc của người đó, không phải hiện tại cũng không phải gần đây. Người phỏng vấn hỏi hỏi xem khí sắc nhìn chung là vui vẻ hay buồn rầu, ổn định hay dễ thay đổi.  Nếu khí sắc dễ thay đổi, người phỏng vấn hỏi xem thay đổi kéo dài trong bao lâu? Có khi nào nó xảy ra tự động hay liên quan đến các sự kiện. Cuối cùng, người phỏng vấn hỏi xem bệnh nhân có biểu hiện ra hay dấu kín nó.

Các nét nhân cách:

Khi hỏi về các nét nhân cách, thật hữu ích khi nhớ được một số nét được liệt kê ( ở bảng dưới). Mỗi đặc điểm có mặt tích cực cũng như tiêu cực và thích hợp khi hỏi bệnh nhân xem họ nằm ở phần nào giữa hai cực, ví dụ, một số người thì bình tĩnh, một số người khác thì tranh cãi- vậy bạn phù hợp với mức nào? Các đặc tính như ghen tuông và thiếu cảm xúc đối với người khác không được khám phá bởi vì bệnh nhân bị e thẹn về chúng hoặc không nhận ra sự hiện diện của chúng. Khi có một nghi ngờ về ghi nhận trước đây của bệnh nhân, lúc đó thông tin từ người đi cùng hay người biết đến bệnh nhân thường giúp giải quyết được. Cũng có ích lợi khi kiểm tra những câu hỏi bằng cách hỏi đời sống gần đây của bệnh nhân. Khi những quan sát được ghi lại, các thuật ngữ không rõ ràng như “ kém trưởng thành” hay “ không đầy đủ” không nên sử dụng, thay vào đó , nhà lâm sàng nên ghi nhận cách mà bệnh nhân có khó khăn khi gặp phải những đòi hỏi trong đời sống trưởng thành.

Thái độ, niềm tin và  các tiêu chuẩn:

Các điểm tương ứng bao gồm các thái độ đối với bệnh lý, những niềm tin về tôn giáo, các tiêu chuẩn đạo đức. Thông thường những điều này trở nên rõ ràng khi tiền sử cá nhân được khai thác nhưng cũng có thể khám phá thêm vào thời điểm phỏng vấn .

Những thói quen:

Mặc dầu không phải là phần bắt buộc về nhân cách, vào thời điểm này cũng nên hỏi về việc sử dụng thuốc lá, rượu,  các thuốc kích thích bởi vì việc sử dụng chúng cũng có liên quan  một phần đối với nhân cách, mặc dầu có những ảnh hưởng quan trọng khác.

Các nét nhân cách thông thường:

-Dễ bị lo âu

-Khó chịu, cứng ngắc

-Thiếu tự tin

-Nhạy cảm

-Nghi ngờ, ghen tuông

-Không tin cậy

-Xung động

-Tìm kiếm chú ý

-Lệ thuộc

-Dễ bị kích thích

-Gây hấn

-Thiếu quan tâm đến người khác ( Còn tiếp)