Rối loạn lo âu

Bản chất của lo âu:

                                              BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Sợ trong quá trình phát triển bình thường:

Sợ thường được định nghĩa như là một phản ứng bình thường đối với một đe doạ từ môi trường. Đây là sự đáp ứng và thậm chí cần thiết cho sự sống còn bởi vì nó cảnh  báo cho cá thể đó biết rằng một tình huống có thể gây hại về mặt thể chất hay tâm lý. Trong những năm đầu đời, trẻ học cách tiên đoán khi một kích thích có hại  đang sắp tới và trải nghiệm lo âu tín hiệu (Signal anxiety), “ Nguy hiểm ở phía trước!” , với cảnh báo này, trẻ có thể thực hiện những bước nhằm  tránh tình huống sợ bao gồm khóc để đòi sự trợ giúp của cha mẹ.

Sợ là điều thường hay gặp ở tuổi nhỏ. Lưu hành khoảng 71% ở tuổi mẫu giáo, 87% ở tuổi 7-9, giảm đi còn 68% ở tuổi 10-12. Cũng có sự khác nhau về nội dung của sợ ở những lứa tuổi khác nhau. Tuổi mẫu giáo thường sợ ma quỷ, tuổi nhi đồng những nỗi sợ tưởng tượng này bắt đầu được thay thế bằng nỗi sợ thực tế như là sợ chấn thương và nguy hiểm cho cơ thể.Tuy nhiên trẻ ở tuổi đi học tiếp tục cho thấy những nỗi sợ phi lý như sợ rắn và sợ chuột cũng như là ác mộng. Tuổi vị thành niên lại có những nỗi sợ phù hợp với tuổi như lo âu xã hội, quan tâm đến tiền bạc và công việc, sợ chiến tranh và huỷ hoại môi trường. Sợ thất bại xuất hiện không rõ ở tuổi vị thành niên. Những nỗi sợ phi lý ít gặp hơn nhưng không biến mất, sợ bóng tối, sợ nhện, sợ nghĩa địa.

 

Các nỗi sợ thường gặp ở tuổi nhỏ:

 

 

Từ sợ hãi bình thường cho đến rối loạn lo âu:

Trong quá trình phát triển bình thường trẻ có thể làm chủ được nỗi sợ bằng cách sử dụng các cơ chế phòng vệ đáp ứng ngày càng nhiều và các chiến lược đối mặt tinh tế hơn.

 Rối loạn lo âu được phân biệt với sợ bình thường dựa trên nền tảng về cường độ, sự đáp ứng và sự hằng định của nó. Rối loạn cũng nằm ngoài khả năng kiểm soát tự ý và không thể giải thích hay có lý do để thoát khỏi.