Phương pháp làm việc với trẻ có khó khăn về trí nhớ thị giác

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ TRÍ NHỚ THỊ GIÁC (VISUAL MEMORY)

                                                                                         BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 1. Thu hút sự chú ý của trẻ bằng  những hình ảnh, màu sắc, các đề mục gạch dưới, mũi tên….

 2. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thông tin thị giác nhiều lần trước khi đòi hỏi trẻ phải nhớ nó

 3. Giảm đi các yếu tố gây xao nhãng về thị giác bằng cách cách ly thông tin mà bạn muốn trình bày cho trẻ ( Ví dụ: che thông tin khác trên trang giấy, chỉ tiếp xúc với một phần của bức tranh trong một khoảng thời gian…)

4. Khi trẻ cần nhớ lại thông tin, cung cấp các gợi ý về thị giác nhằm giúp trẻ nhớ lại thông tin trước đây đã được trình bày ( Ví dụ :sử dụng những từ khóa được viết trên bảng , tiếp xúc với một phần hay toàn bộ bức tranh …)

5. Khi trẻ cần nhớ thông tin, cung cấp các gợi ý thính giác nhằm giúp trẻ nhớ được thông tin trước đây đã được trình bày ( Ví dụ: nói những từ khoá, nói mô tả ngắn về điều trẻ đang nhớ nhằm gợi ý cho trẻ…)

 6. Khi trẻ cần nhớ thông tin, nhắc nhở trẻ tình huống mà thông tin được trình bày lần trước ( Ví dụ: Nhớ là ngày hôm qua khi chúng ta nói chuyện về…, nhớ là khi chúng ta đi dạo bên ngoài chúng ta nhìn thấy…)

 7. Cung cấp thông tin qua lời nói nhằm hổ trợ cho thông tin mà trẻ nhận được qua thị giác   ( Ví dụ :vừa cho trẻ xem tranh vừa nói về tranh đó)

 8. Dạy trẻ học thứ tự trước sau ( chuỗi) và liệt kê những thông tin theo từng đoạn ( Ví dụ: số điện thoại được học theo cách: 314 rồi 874 rồi 1710…)

 9.Cắt một bức tranh bằng giấy bìa cứng, cho trẻ xem thứ tự bức tranh rồi sau đó trộn lẫn chúng và yêu cầu trẻ đặt lại theo vị trí cũ

10.  Để cho trẻ chơi trò chơi có sự tập trung ( Ví dụ: ghép số, từ, biểu tượng… bằng cách xoay chúng để đổi vị trí và nhớ vị trí chúng ở đâu)

11.  Để cho trẻ đọc ( nếu trẻ biết) và theo hướng dẫn bước một, bước hai, bước ba

12.  Cung cấp cho trẻ các hướng dẫn được viết, các luật lệ và các bảng liệt kê. Khen thưởng trẻ nếu trẻ có thể nhớ được những thông tin đã được viết

 13.  Có thêm băng đĩa kể chuyện hoặc hướng dẫn, trẻ có thể vừa nghe thông tin trong khi đọc

14.  Yêu cầu trẻ nhớ lại ngày trong tuần, tháng trong năm, ngày sinh nhật, địa chỉ, số điện thoại… sau khi trẻ xem những thông tin này dưới dạng viết

15.  Dạy trẻ nhận ra các biểu tượng thị giác thông thường ( Ví dụ: biểu tượng dừng lại, chất độc, nguy hiểm…)

16.  Sử dụng đa phương thức ( Ví dụ: thính giác, thị giác, xúc giác…) khi trình bày các hướng dẫn, giải thích…xác định xem phương thức nào đối với trẻ là mạnh nhất và sử dụng kết quả đó

17. Giảm đi số lượng thông tin trên một trang giấy nếu nó gây xao nhãng thị giác của  trẻ ( Ví dụ: ít chữ để đọc, các ly thông tin muốn trình bày cho trẻ)

18. Cung cấp thông tin thính giác ( hướng dẫn bằng lời nói) nhằm trợ giúp thông tin thị giác mà trẻ nhận được ( Vừa nói vừa chỉ cho trẻ xem hình ảnh…)

19.  Xác định được đâu là phương thức học tập có hiệu quả nhất của trẻ và sử dụng nó một cách tương ứng nhằm gia tăng khả năng hiểu biết của trẻ ( Ví dụ nếu trẻ có khó khăn trong việc hiểu các thông tin bằng chữ viết thì có thể trình bày bằng lời nói)

20.Tô màu hoặc gạch dưới những thông tin quan trọng mà trẻ đọc ( Các hướng dẫn, đọc các phần được phân công làm, các vấn đề về từ ngữ toán học…)

21.Làm cho không khí vui vẻ và tích cực khi trẻ hỏi những câu hỏi mà trẻ không hiểu, khen thưởng trẻ bằng trợ giúp, chúc mừng, khen ngợi…

22. Đánh giá mức độ phù hợp của các nhiệm vụ nhằm xác định: a) Nếu nhiệm vụ quá khó ( ví dụ quá nhiều thông tin cần phải nhớ) hoặc b) Nếu thời gian cần để trẻ nhớ ra không thích hợp ( Ví dụ: thông tin được trình bày quá ngắn, thời gian cách giữa thông tin được trình bày và khi yêu cầu trẻ nhớ lại quá lâu…)

23. Khen thưởng trẻ khi trẻ nhớ được thông tin qua thị giác : a) Cho trẻ một phần thưởng cụ thể rõ ràng ( Ví dụ: có một ưu đãi trong lớp, người đứng điều khiển xếp hàng, năm phút nghỉ ngơi…) b) Cho trẻ một phần thưởng không cần cụ thể như lời khen ngợi, bắt tay, mỉm cười…