Các dấu hiệu giúp phát hiện suy kém âm ngữ và ngôn ngữ ở trẻ

CÁC DẤU HIỆU HOẶC ĐẶC ĐIỂM CÓ THỂ BÁO HIỆU SUY KÉM VỀ ÂM NGỮ VÀ NGÔN NGỮ Ở TRẺ

                                                                          BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 

*Thế nào là âm ngữ?: Âm ngữ là cách trẻ nói như thế nào, có bị ngọng, nói lắp, ngắt quãng, giọng không rõ…

*Thế nào là ngôn ngữ?: Là khả năng trẻ hiểu được gì, trẻ nói điều gì

                                  Ngôn ngữ cảm nhận: trẻ hiểu được ngôn ngữ của người khác

                                  Ngôn ngữ diễn đạt: Trẻ nói điều gì, điều đó có phù hợp với ý   muốn     

                                  của trẻ không?

       1)Âm ngữ:

-Có những lỗi phát âm không phù hợp so với tuổi và thường xuyên

-Có biểu hiện ngôn ngữ không trôi chảy ( Lập đi lập lại, kéo dài, ngắt quãng)

-Giọng nói kém chất lượng như là giọng cao the thé, lộn xộn

-Nói quá lớn hoặc quá nhẹ nhàng

      2) Ngôn ngữ:

          -Trẻ không có khả năng theo được hướng dẫn bằng lời nói

          -Trẻ không có khả năng chọn đúng các mẫu tự phù hợp với âm nói

          -Trẻ không có đủ vốn từ để sử dụng theo tuổi

          -Có biểu hiện hình thành khái niệm kém: trẻ không biết định nghĩa, gọi tên vật…

          -Trẻ có khó khăn trong việc truyền đạt thông điệp hoặc chuyện trò với người khác

          -Trẻ có khó khăn trong việc biểu lộ những nhu cầu cá nhân : Trẻ không biết nói

          hoặc chỉ ra điều mình muốn

Trên đây chỉ là những dấu hiệu chỉ cho thấy trẻ có thể có suy kém về âm ngữ hoặc ngôn ngữ, không dùng để chẩn đoán, nếu cha mẹ, người chăm sóc hay thầy cô giáo thấy trẻ có những dấu hiệu trên thì nên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện nhi đồng ( khoa tâm lý hoặc khoa nhi phát triển ) hay các phòng khám có các dịch vụ về tâm lý trẻ em, nhi khoa phát triển để được đánh giá , chẩn đoán và có kế hoạch trị liệu, giáo dục kịp thời.