Rối loạn lo âu chia cách

 

                        RỐI LOẠN LO ÂU CHIA CÁCH

Định nghĩa: Điểm cốt lõi của rối loạn lo âu chia cách là lo âu quá mức khi phải cách xa người mà trẻ gắn bó thường là cha mẹ. Xem DSM IV-TR hay ICD-10.

Đặc tính chẩn đoán: Đặc tính chủ yếu của rối loạn lo âu chia cách là lo âu quá mức liên quan đến chia cách khỏi nhà hoặc khỏi những người mà cá nhân đó gắn bó với ( Tiêu chuẩn A). Loại lo âu này vượt quá mức mong đợi đối với mức phát triển của cá thể đó. Xáo trộn này phải kéo dài một thời kỳ ít nhất là 4 tuần( Tiêu chuẩn B), bắt đầu trước 18 tuổi ( Tiêu chuẩn C) và gây ra khó chịu có ý nghĩa trên lâm sàng hoặc suy kém về xã hội, học tập ( nghề nghiệp) hay các lãnh vực thực hành chức năng quan trọng khác ( Tiêu chuẩn D). Chẩn đoán này không thực hiện được nếu lo âu xảy ra trong quá trình của rối loạn phát triển lan toả, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn loạn thần khác hoặc ở trẻ vị thành niên hay người lớn , nếu nó  phù hợp hơn với rối loạn hoảng loạn có kèm theo sợ khoảng rộng (Tiêu chuẩn E).

Khởi phát sớm: Nếu khởi phát trước 6 tuổi

Tỷ lệ bệnh : Rối loạn lo âu chia cách là rối loạn thường gặp. Tỷ lệ bệnh tính trung bình khoảng 4% ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Tỷ lệ này giảm đi khi trẻ lớn. ( Theo DSM-IV-TR).

Các đặc điểm:

Tỷ lệ lưu hành: Khoảng 2-12% dân số chung và 29-45% dân số lâm sàng.

Các vấn đề đi kèm và chẩn đoán phân biệt:

1/3 trẻ có rối loạn lo âu chia cách sẽ có chẩn đoán thêm là rối loạn lo âu toàn thể, khi phát triển trễ hơn, 1/3 nữa sẽ có chẩn đoán là rối loạn trầm cảm.

Các khảo sát về phát triển:

 Lo âu chia cách thường xuất hiện ở tuổi mẫu giáo hơn tuổi vị thành niên.

Các đặc điểm triệu chứng khác nhau ở những giai đoạn: ở tuổi từ 5-8, thường là nỗi lo quá mức về điều gây hại rơi vào người chăm sóc trẻ, ác mộng liên quan đến chủ đề chia cách, từ chối đến trường do lo âu chia cách; tuổi từ 9-12 thường là khó chịu do chính sự chia cách; các than phiền về triệu chứng cơ thể như đau đầu và đau dạ dày; từ chối đến trường là những đặc điểm của tuổi 13-16.

Qúa trình phát triển:

Tuổi khởi phát trung bình từ 7,5-8,7 tuổi. Mặc dù tuổi trung bình khi trẻ nhận được điều trị là 10,3 tuổi, điều này cho thấy có một sự chậm trễ trong việc ghi nhận được rối loạn này.

Can thiệp:

Trị liệu nhận thức hành vi cũng là một lựa chọn.