Trị liệu hoà nhập cảm giác (tiếp theo)

2)Khả năng tư duy trừu tượng:

Rất cần thiết cho quá trình học tập, chúng ta có khả năng tổng hợp các cảm giác khác nhau để hình thành một biều tượng: Ví dụ: Hình tròn, vị ngọt, chua, cứng, có mùi thơm, màu vàng hay đỏ= quả táo

+Hoạt động hàng ngày: ăn,mặc, tắm, chải đầu, chơi và công việc trong lớp học

+Muốn có khả năng trong lãnh vực này, trẻ cũng cần có sự hoà nhập về cảm giác tốt.

Có rất nhiều vấn đề về hành vi liên quan đến khó khăn về chức năng hoà nhập cảm giác của trẻ, ví dụ: trẻ dễ bị khó chịu khi thất bại, hình ảnh bản thân kém, không có khả năng thiết lập quan hệ với bạn bè cùng tuổi, hành vi phá phách trong lớp học…

Hành vi và cảm xúc của trẻ có liên quan mạnh mẽ đến khả năng liên hệ của trẻ với môi trường xung quanh.

Một điều cần nhớ về hoà nhập cảm giác là sự phát triển về khả năng này cho phép chúng ta liên hệ với thế giới theo cách thức dễ dàng, có ý nghĩa và tự động về mặt cơ thể, học tập và cảm xúc.

CÁC  ĐIỀU CÓ THỂ GIÚP TRẺ

1)Cảm giác tiền đình:

-Leo trèo có kiểm soát, leo bậc thang…

-Xoay tròn theo nhiều cách: ngồi trong túi lưới, ruột xe… theo nhiều tư thế khác nhau

-các trò chơi cần sự lộn vòng, lăn người…

-Lắc lư, gật gù: cưỡi ngựa, ghế nhún…

-Bò vượt chướng ngại…

-Nhảy trên nệm, ruột xe, tấm hơi với nhiều tư thế khác nhau

-Dẫn trẻ chạy xoay tròn

-Chơi đồ chơi xoay: chong chóng, con cù, bánh xe…

-Đưa võng, đong đưa khi bế ẵm, …

2)Cảm giác xúc giác:

-Sờ nông

-Sờ áp lực sâu

Bằng nhiều cách khác nhau: Xoa lưng, mát xa, bắt tay…

-Tìm đồ vật: cho các vật có nhiều kích thước khác nhau vào một lọ rồi cho trẻ thò tay để khám phá…

-Khi tắm cho trẻ cho trẻ cảm nhận xà bông: trơn, khắn tăm, bàn chải tắm, cho trẻ tiếp xúc nhiều phần khác nhau trên cơ thể và tập cho trẻ biết tên các phần cơ thể

-Kéo trẻ vòng vòng khi trẻ nằm trên chăn, để trẻ nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng…

-Sử dụng máy rung mát xa cho trẻ

-Cho trẻ xoá chữ được viết trên cát hay trên bảng…

3) Cảm giác bản thể:

-Trò chơi bánh sandwich

-Đẩy tường

-Nhảy, cò cò, bò

-Kéo co, kéo đồ vật…

-Nâng đồ

4) Thị giác:

- Nhìn nhiều màu sắc khác nhau

-Nhìn mặt người quen

-Tìm đồ vật

5) Thính giác:

-Nghe nhạc

-Hát ru

-Nhiều âm thanh khác nhau

6) Vị giác:

Tâp ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

7) Khứu giác:

-Tiếp xúc với nhiều loại mùi: dầu thơm, xà bông….

PHỐI HỢP CÁC GIÁC QUAN VỚI NHAU

-Các giác quan có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau

-Mỗi trẻ sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu về cảm giác khác nhau, ví dụ: có trẻ sợ tiếng động nhưng cũng có trẻ thích gây ồn ào, có sẻ sợ độ cao nhưng cũng có trẻ thích leo trèo…

-Khi trẻ tránh né giao tiếp mắt, ta có thể vừa lắc lư trẻ vừa nhìn trẻ, hay cho trẻ chơi đồ chơi trẻ thích, để đồ chơi trước mặt trẻ và người chơi, đưa mặt qua lại, trẻ sẽ giao tiếp mắt dễ hơn

-Phối hợp mắt tai: nghe âm thanh ngang tầm mắt

-Phối hợp mắt tay: để đồ vật trẻ thích gần tay trẻ, phía ngang, nếu đồ vật có tạo âm thanh càng tốt, trẻ có thể sẽ phát triển: phối hợp mắt, tai, tay, khi trẻ chạm vào đồ vật: có thêm xúc giác được kích thích nữa.

Quí vị có thể tham khảo thêm thông tin về sự phát triển hay các vấn đề có liên quan tại website:  www.phattrientreem.tk

                                                                HẾT