Các phương pháp hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC  (AUDITORY MEMORY)                                                                      BS. Phan Thiệu Xuân Giang

 

1.Đảm bảo rằng trẻ đã được kiểm tra thính lực

2.Thu hút sự chú ý của trẻ đến những điểm cốt lõi trong giao tiếp thông qua thính giác ( Ví dụ: lập lại những điểm quan trọng, gọi trẻ bằng tên, nói cho trẻ biết thông tin nào đặc biệt quan trọng…)

3.Cung cấp cho trẻ nhiều hướng dẫn , giải thích …hơn là chỉ một lần trước khi yêu cầu trẻ nhớ lại

4.Khi trẻ cần nhớ lại thông tin, cung cấp các gợi ý thính giác nhằm giúp trẻ nhớ lại thông tin trước đây đã được trình bày ( Ví dụ: Hãy nhớ lại ngày hôm qua cô nói về….)

5.Cung cấp thông tin thị giác nhằm trợ giúp thông tin trẻ nhận qua thính giác ( Vừa nói cho trẻ nghe vừa chỉ cho trẻ thấy)

6.Dạy trẻ học thứ tự trước sau ( chuỗi) và bảng liệt kê những thông tin theo từng đoạn ( Ví dụ: Nhớ số điện thoại theo cách: 314 rồi 874 rồi 1710)

7.Để cho trẻ theo hướng dẫn bằng lời nói bước 1, bước 2, bước 3

8.Cung cấp cho trẻ những hướng dẫn bằng lời nói, các luật lệ, các danh sách… Khen thưởng khi trẻ nhớ lại được thông tin đã được trình bày bằng lời nói

9.Viết ra những câu chuyện, các hướng dẫn… để giúp trẻ có thể nghe khi trẻ đọc lớn thông tin này

10.Nói với trẻ điều gì trẻ sẽ được nghe trước khi thực hiện thông tin qua thính giác

11.Nhờ trẻ mang thông tin bằng lời nói cho người khác trong cùng gia đình

12. Đảm bảo chắc rằng thông tin thính giác được trình bày chậm rãi đủ để cho trẻ biết được trẻ đang giao tiếp điều gì

13.Sử dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng viết và cử chỉ khi truyền đạt thông tin

14.Trong khi đọc truyện cho trẻ nghe, dừng lại đôi chút để hỏi trẻ các câu hỏi về nhân vật chính, các sự kiện trong câu chuyện

15.Để cho trẻ giả vờ làm người phục vụ. Để cho trẻ nhớ lại khách hàng đã kêu món gì

16.Để cho trẻ giải thích các hướng dẫn ngay sau khi trẻ nghe được

17. Sử dụng càng nhiều thông tin thị giác nếu có thể khi dạy trẻ ( Ví dụ: bảng viết, máy chiếu, tranh ảnh…)

18.Để cho trẻ ghi âm những hướng dẫn, giải thích nhằm giúp trẻ có thể nghe lại thông tin cần thiết

19.Sử dụng các câu đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu để truyền đạt thông tin cho trẻ

20.Để trẻ nhớ lại tên của bạn bè, ngày trong tuần, tháng trong năm, địa chỉ và số điện thoại…

21.Sau khi nghe xong một băng đĩa, câu chuyện…để trẻ nhớ lại nhân vật , sự kiện chính, thứ tự các sự kiện…

22.Giảm đi các kích thích gây xao nhãng ( Ví dụ : tiếng ồn và di chuyển)

23. Sử dụng nhiều phương thức ( Ví dụ: thính giác, thị giác, xúc giác…) khi trình bày các hướng dẫn, giải thích. Xác định phương thức nào là mạnh nhất đối với trẻ và sử dụng kết quả đó

24. Đảm bảo chắc rằng trẻ có chú ý đến nguồn thông tin ( Ví dụ như giao tiếp mắt được thực hiện, trẻ nhìn vào điều bạn muốn trẻ làm…)

25. Dừng lại đôi lúc trong khi trình bày thông tin nhằm kiểm tra xem trẻ có hiểu không

26. Đảm bảo chắc chắn rằng trẻ có đủ cơ hội để lập lại thông tin qua những kinh nghiệm khác nhau nhằm để gia tăng trí nhớ

27.Cung cấp thông tin thị giác ( Ví dụ : viết hướng dẫn ra) nhằm hổ trợ thông tin nhận vào qua thính giác

28. Đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các hướng dẫn , câu hỏi, giải thích đều được thực hiện theo cách thức rõ ràng và dễ hiểu nhất và phù hợp với khả năng của trẻ

29. Khi truyền đạt hướng dẫn, giải thích và các thông tin khác, đảm bảo chắc chắn rằng việc sử dụng các từ ngữ viết phải phù hợp với mức độ hiểu biết của trẻ

30.Đánh giá sự thích hợp của nhiệm vụ nhằm xác định: a) Nếu nhiệm vụ quá khó ( Ví dụ: quá nhiều thông tin để nhớ) hoặc b) Nếu thời gian cần thiết để trẻ nhớ lại không phù hợp ( Ví dụ: trình bày thông tin quá ngắn hoặc thời gian giữa trình bày và lúc yêu cầu trẻ nhớ lại quá lâu)

31. Khen thưởng trẻ khi trẻ nhớ được thông tin qua thính giác : a) Cho trẻ phần thưởng cụ thể, rõ ràng ( Ví dụ: được ưu tiên đặc biệt, người đứng sắp hàng, 5 phútt giải lao…) hoặc b) Cho trẻ những phần thưởng không cụ thể như khen ngợi trẻ, bắt tay, mỉm cười…