Rối loạn thách thức chống đối

                                RỐI LOẠN THÁCH THỨC CHỐNG ĐỐI

                               (OPPOSITIONAL DEFIANT DISORDER)

                                                                   BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 

Tất cả trẻ em đều có thể có hành vi tiêu cực trong khi tự khẳng định mình, nhưng những hành vi như: khiêu khích công khai, không hợp tác và hành vi thù hằn trở thành một vấn đề quan tâm trầm trọng khi nó là những biểu hiện liên tục thường xuyên hơn so với hành vi của trẻ khác ở cùng lứa tuổi và cùng mức phát triển, khi nó ngăn cản kiểu phát triển bình thường trong các lãnh vực chính yếu trong đời sống của trẻ. Các triệu chứng như là những cơn nổi giận, tranh cãi quá mức với người lớn, chống đối chủ động với những yêu cầu và luật lệ, cố gắng có chủ ý làm phiền lòng hay gây tức giận cho người khác, đổi lỗi cho người khác, khó chịu và dễ bị phiền lòng do người khác, biểu hiện giận dữ và oán trách  là những đặc tính thường gặp của vấn đề này. Mặc dù nguyên nhân của những kiểu hành vi như vậy vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ, tiền sử sớm của những trẻ có thách thức và chống đối thường được biểu hiện bởi sự khó khăn trong việc thoả mãn được các mục tiêu về cảm xúc trong giai đoạn sớm một cách đầy đủ, bao gồm việc điều chỉnh cảm xúc. Tín hiệu cảm xúc hai chiều qua lại với người khác liên quan đến mức độ đầy đủ về những cảm xúc, tính quyết đoán có xây dựng, ấm ức và mất mát là những thách thức đặc biệt ở những trẻ này. Ngoài ra nhiều cha mẹ báo cáo rằng con của họ có chẩn đoán này thường nhạy cảm hơn trẻ khác đối với mức độ trải nghiệm, như là đối với những âm thanh khác nhau, các kiểu xúc giác khác nhau, và những trẻ này dường như cố gắng kiểm soát môi trường, kết quả là có nhiều cuộc chiến xảy ra.

Nên có một đánh giá đầy đủ về trẻ có những triệu chứng thách thức và chống đối, những triệu chứng khác có thể hiện diện đi kèm, như là  tăng động kém chú ý, khó khăn học tập, rối loạn khí sắc và lo âu. Rất khó có thể cải thiện được sự chống đối nếu không làm việc với những thách đố có thể góp phần vào hành vi này. Một số trẻ được chẩn đoán là thách thức chống đối sẽ tiếp tục phát triển thành rối loạn cư xử.

Về tỷ lệ lưu hành và tỷ lệ xảy ra theo giới tính, các triệu chứng thường xảy ra ở nhiều môi trường khác nhau, nhưng được chú ý hơn là ở nhà và trường học. Khoảng 5-15% trẻ em ở độ tuổi đi học được chẩn đoán là có rối loạn thách thức chống đối. Ở trước tuổi dậy thì, hành vi thách thức và chống đối thường gặp ở trẻ nam hơn trẻ nữ. Ở tuổi dậy thì, trẻ nam và trẻ nữ có hành vi thách thức và chống đối ngang bằng nhau. Đằng sau những gây rối công khai của trẻ có thách thức chống đối là những cảm nhận phi đạo đức, oán trách, tự nghi ngờ bản thân, căm ghét. Hầu hết những trẻ này luôn luôn cảm thấy mình ít được hiểu. Một trạng thái kịch tính và hằng định về tính cảnh giác cao độ,có khuynh hướng bảo vệ giá trị của mình được biểu hiện ở những trẻ dạng này. Trẻ cho rằng đúng khi có cảm xúc và tức giận đúng đắn. Nỗ lực của trẻ nhằm duy trì lòng tự trọng có thể thấy bằng biểu hiện kích thích và hưng phấn nhiều hơn là lo âu. Những vấn đề về sự tự điều chỉnh cũng thường hiện diện.

Suy nghĩ và huyễn tưởng:

 Hầu hết những trẻ có rối loạn thách thức chống đối thường không để ý đến vấn đề của chúng. Thực ra, theo nhìn nhận của chúng, những vấn đề này nằm ở những đòi hỏi đối với sự thích hợp mà người khác làm cho trẻ. Tính xung động cẩu thả của trẻ dẫn đến những hành vi mà người lớn thấy không thể chấp nhận được , mặc dù trẻ biết rõ ràng về hậu quả của những hành vi này. Mặc dù việc biểu lộ hối hận và ăn năn có thể xảy ra sau một vài hành động chống đối, nhưng những trẻ có thách thức thường cảm thấy bị phán xét về hành vi của chúng và xem chính mình như là nạn nhân của sự phán xét. Không được người khác chấp thuận tái diễn có thể làm xói mòn cảm nhận về bản thân liên tục ở trẻ thách thức, điều này làm cho trẻ dễ có tính gây tổn thương cho mình và bị cắt chia trong nội tâm. Việc trẻ không có khả năng chứng tỏ được tính thành thạo của mình làm cho những trẻ này cảm thấy dễ bị tổn thương một cách đặc biệt đối với sự phê bình và thất bại.

Mối quan hệ về gia đình và xã hội:

Thường suy kém bởi vì tính gây rối , muốn làm chủ và những hành vi chống đối của trẻ. Trong chu trình luẩn quẩn, không chấp nhận những điều trẻ làm có thể làm cho trẻ chống đối trở thành thách thức và chống đối hơn. Những đáp ứng này cùng với khuynh hướng liên hệ của trẻ đối với các bạn có cùng vấn đề có thể làm cho những hành vi chống đối, thách thức trở thành tội phạm.

Trẻ có rối loạn cư xử