Trẻ có rối loạn cư xử

                           

                               RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER)

 

                                                                 BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 

“Rối loạn cư xử” là một thuật ngữ rộng dành cho một nhóm có sự phức tạp về các vấn đề hành vi khiêu khích và cảm xúc ở trẻ. Những điểm chính yếu của rối loạn này là sự thờ ơ đối với người khác, tính xung động, và không ổn định về cảm xúc. Trẻ lớn và trẻ vị thành niên có rối loạn cư xử có khó khăn rõ rệt khi phải theo luật và cư xử theo cách xã hội chấp nhận được. Nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc phát triển của rối loạn cư xử. bao gồm : hủy hoại não, lạm dụng trẻ, nhạy cảm về di truyền, thất bại ở trường học, các mối quan hệ không đầy đủ và kinh nghiệm sang chấn trong cuộc sống. Nhiều trẻ có rối loạn cư xử có các triệu chứng khác đi kèm theo như rối loạn khí sắc, lo âu, các vấn đề về học tập, hội chứng sau sang chấn, lạm dụng chất, tăng hoạt động kém chú ý, các vấn đề về học tập…

Rối loạn cư xử là rối loạn thường được chẩn đoán nhất ở trẻ em trong các khoa ngoại trú và nội trú về tâm lý hay tâm thần. Người ta ước lượng chừng khoảng 6% tất cả các trẻ có rối loạn cư xử, xảy ra nhiều ở trẻ nam hơn trẻ nữ. Trẻ nữ thường khởi phát ở tuổi vị thành niên, ngược lại đối với trẻ nam, khởi phát thường ở tuổi nhỏ hơn và liên quan đến gây hấn nhiều hơn.

Trẻ khác, người lớn và những người có liên quan đến trẻ thường xem những trẻ này là “ xấu” hoặc phạm tội hơn là có khó khăn về tinh thần. phần lớn là bởi vì bản chất hành vi của trẻ.  Những triệu chứng biểu hiện của rối loạn cư xử bao gồm:

-Gây hấn với người và thú vật ( đe dọa người khác, tấn công, sử dụng vũ khí có khả năng gây hại nghiêm trọng, ví dụ như dùng dao, gạch đá, chai vỡ.., ăn cắp khi có mặt người khác, hay ép buộc ai đó có hoạt động tình dục

-Hủy hoại tài sản ( vẽ bậy lên nhà, hủy hoại xe, đốt lửa nhằm hủy hoại tài sản của người khác)

-Nói dối để lừa người khác, hay ăn cắp ( đột nhập vào nhà ai đó, nói dối để có được đồ hay những thứ ưa thích, hoặc để tránh bị bắt buộc, ăn cắp đồ khi không có mặt người khác)

-Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ ( trẻ đi khỏi nhà vào ban đêm mặc dù cha mẹ có nhà, chạy khỏi nhà, trốn học)

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ nhỏ có rối loạn cư xử sẽ có vấn đề tiếp tục nếu chúng và gia đình không nhận được điều trị sớm và đúng cách. Nhiều trẻ có rối loạn cư xử không thể đáp ứng với những đòi hỏi khi trưởng thành và tiếp tục có hành vi chống đối xã hội, vấn đề với mối quan hệ, mất công ăn việc làm, vi phạm luật pháp.

Những trẻ này và những trẻ vị thành niên không ý thức rõ được tình trạng cảm xúc và cũng không đáp ứng với cảm nhận của người khác. Bởi vì cảm xúc nằm ngoài tầm kiểm soát, một số nhà lâm sàng mô tả trẻ có rối loạn cư xử là những trẻ hưng phấn, vui thích khi làm  đau người khác, thiếu hối hận, tham lam và cơ hội. Một số trẻ có kinh nghiệm này nhưng một số trẻ khác thì không. Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có chẩn đoán này, nhìn chung khí sắc của trẻ không ổn , không điều chỉnh tốt. Trẻ không có khả năng dung nạp được những ấm ức khó chịu cho dù ít hoặc trẻ không có khả năng trì hõa lại sự thỏa mãn.

Trẻ có thể biểu hiện tức giận khi chúng không được như ý muốn, trẻ cũng có khuynh hướng hài lòng khi chúng thành công. Ở thời điểm này, chúng biểu hiện cảm xúc sợ hãi, và trẻ có thể thừa nhận những cảm xúc sâu xa về nỗi đau khi không được chăm sóc và bị người khác bạo hành. Chúng thường biểu hiện thái độ chống đối người khác.

 Suy nghĩ và huyễn tưởng:

 thường liên quan đến việc thú nhận rằng mình thường sai lầm.Trẻ có rối loạn cư xử có thể có một cảm nhận phòng vệ rõ ràng về tính thiếu nhạy cảm, trẻ có khuynh hướng nhìn người khác một cách thờ ơ. Mục tiêu của trẻ thường bao gồm việc gia tăng quyền hành và vật chất. Những suy nghĩ về những khía cạnh khác trong các mối quan hệ với người khác hoàn toàn thiếu vắng.

Trạng thái cảm xúc:

Hầu hết chủ yếu là sự khuấy động, cảnh giác cao độ

Kiểu quan hệ:

Tính xung động và thờ ơ đối với người khác. Bởi vì trẻ có khuynh hướng nhìn người khác như là những đối tượng nhằm thao túng trong lãnh vực quyền hành, hưng phấn, và những lợi ích về vật chất. Các mối quan hệ thường ngắn ngủi.

Trẻ có rối loạn thách thức chống đối