Rối loạn trầm cảm

Ảnh hưởng từ việc chăm sóc của cha mẹ bị trầm cảm lên các giai đoạn phát triển

                                                                                                                                  BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Giai đoạn phát triển bình thường mà cha mẹ cần giúp trẻ trong các giai đoạn:

Tuổi nhũ nhi:

Nuôi dưỡng một mối quan hệ gắn bó; tạo điều kiện cho sự phát triển tự điều chỉnh cảm xúc

Tuổi biết đi và tuổi mẫu giáo:

Cung cấp một trợ giúp bên ngoài cần thiết cho trẻ phát triển:

+Một hiểu biết đúng đắn về các tình huống cảm xúc và xã hội

+ Thực hành chức năng tự lập có hiệu quả

+ Có khả năng xoay sở các tình huống khuấy động cảm xúc

+ Có khả năng tổ chức và điều phối các nguồn trợ giúp trong môi trường

Trẻ ở tuổi đến trường và tuổi vị thành niên:

+Cung cấp một trợ giúp xã hội chung hoặc giúp giảm stress

+Giúp đỡ trẻ duy trì sự tập trung của trẻ vào nhận thức-trí tuệ và môi trường xã hội

+Theo dõi hành vi của trẻ

+Cung cấp những kỷ luật phù hợp

Đối với các bà mẹ bị trầm cảm:

Giai đoạn tuổi nhũ nhi:

Ít nhạy bén; ít đáp ứng ( chậm chạp hơn và ít tùy theo tình huống hơn); ít phát âm qua lại với trẻ; ít tiếp xúc âu yếm; số lượng và chất lượng kích thích chậm chạp hơn

Giai đoạn tuổi biết đi và mẫu giáo:

Bỏ ít thời gian tham gia với trẻ trong một hoạt động có chia sẻ qua lại; khởi xướng và kết thúc chú ý của trẻ đối với các vật thể thường xuyên hơn ( lẽ ra nên khuyến khích duy trì sự chú ý); đáp ứng với sự chống đối  ảnh hưởng của mẹ ở trẻ bằng cách bỏ qua yêu cầu của trẻ hoặc cố chấp ít hiệu quả hoặc có ảnh hưởng qua lại có tính kiểm soát

Giai đoạn tuổi đi học và tuổi vị thành niên:

Củng cố hành vi sai lệch của trẻ bằng cách đè nén cảm xúc khó chịu của trẻ trong đáp ứng với cảm xúc gây hấn ở trẻ khác; phê bình chỉ trích nhiều hơn, nhận xét tiêu cực, đón nhận kém những hành vi của trẻ.

Có nhiều yếu tố lộn xộn cùng xảy ra làm cho chúng ta không có những giải thích đơn thuần về việc lan truyền trầm cảm giữa các thế hệ với nhau. Đầu tiên, trầm cảm ở mẹ có đi kèm với một số các dạng tâm bệnh khác ở mẹ, bao gồm: lo âu, rối loạn nhân cách cũng như các yếu tố gây stress trong gia đình như xung đột trong hôn nhân, các khó khăn về kinh tế, những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ. Vì vậy, rất khó lòng mà tách biệt những ảnh hưởng của trầm cảm ở cha mẹ lên trẻ thành duy nhất một nguyên nhân.

Ngoài ra trầm cảm ở cha mẹ cũng đi kèm với những rối loạn khác không phải là trầm cảm ở trẻ như ADHD, lo âu, lạm dụng chất gây nghiện, ăn vô độ và rối loạn cư xử. Vì vậy khái niệm đa chiều được áp dụng ở đây; trầm cảm ở mẹ là một yếu tố nguy cơ không chỉ đặc hiệu đối với trầm cảm ở trẻ nhưng hơn nữa còn là yếu tố dự báo đối với kết quả không tốt.

Trẻ có cha bị trầm cảm:

Trong khi hầu hết những nghiên cứu đều chú trọng đến trầm cảm ở mẹ , gần đây những nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu ghi nhận được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về trầm cảm ở cha. Nam giới trưởng thành có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn nữ giới là 2 lần. Có khoảng từ 3,8-12,7% nam giới có trải nghiệm trầm cảm chính ở tuổi trưởng thành và có nhiều người hơn có trải nghiệm khí sắc trầm cảm đặc biệt trong những năm họ phải nuôi dưỡng con họ. Trầm cảm ở cha cũng liên quan đến sự gia tăng có ý nghĩa các triệu chứng nội hoá và ngoại hoá của trẻ cũng như làm gia tăng sự xung đột giữa trẻ và cha. Patterson và Dishion (1988) cho rằng trầm cảm ở cha thử thách khả năng đối mặt của cha với những stress hằng ngày trong gia đình và đưa đến việc dễ bị kích thích và xung đột với trẻ. Tương ứng với giả thuyết này, Conger và cộng sự ( 1995) phát hiện rằng xung đột giữa cha và trẻ làm trung gian cho sự phối hợp giữa trầm cảm ở cha và tâm bệnh lý ở trẻ, đặc biệt là trầm cảm ở cha dẫn đến việc gia tăng xung đột với cha , kế đó dẫn đến gia tăng hành vi ngoại hoá của trẻ ở tuổi vị thành niên. Tiếp theo, xung đột giữa cha và trẻ có liên hệ với việc gia tăng trầm cảm ở trẻ là con của những nam giới bị trầm cảm. Trong bối cảnh gia đình lớn hơn, xung đột giữa cha mẹ với nhau cũng có thể là sản phẩm bắc cầu của trầm cảm ở cha, dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực gián tiếp trên trẻ. Ở khía cạnh khác như yếu tố bảo vệ, cảm xúc tích cực và sự chấp nhận của cha giúp bảo vệ trẻ khỏi những ảnh hưởng từ trầm cảm ở cha (Jacob & Johnson,1997).