Mô hình hành vi

MÔ HÌNH HÀNH VI: Ba đặc điểm để phân biệt tâm lý học hành vi, đầu tiên là khẳng định rằng khoa học tâm lý phải được dựa trên chỉ những hành vi có thể quan sát được. Các nhà hành vi cực đoan giới hạn tâm lý học trong việc nghiên cứu các đáp ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường; loại trừ tất cả các khác biệt về “ tinh thần” như là suy nghĩ, hình ảnh tưởng tượng, cảm xúc, trí nhớ bởi vì những điều này không thể quan sát được. Những nhà lý thuyết hoà hoãn hơn thì cho rằng những khái niệm không quan sát được bao gồm 2 điều kiện: những thuật ngữ có thể định nghĩa được theo cách hành vi và những bao hàm của chúng trợ giúp chúng ta gặp được các mục tiêu về tiên liệu và kiểm soát hành vi. Thứ hai, các nhà hành vi dựa trên chứng cớ nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện dưới những điều kiện được kiểm soát chặt chẽ,cùng với các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là phương pháp lý tưởng. Thứ ba là các nhà hành vi tin rằng việc có được, sự duy trì, thay đổi hoặc loại bỏ đi nhiều hành vi ở động vật hay con người có thể giải thích được một cách đầy đủ và chính xác về các nguyên lý học tập ( learning principles).

Burrhus Frederic Skinner

   (1904-1990)

Các nguyên lý học tập: Ba nguyên lý học tập tạo thành nền tảng cho tiếp cận hành vi là điều kiện đáp ứng hay còn gọi là điều kiện cổ điển hay điều kiện của Pavlov, điều kiện thao tác ( Operant conditioning) ( cũng gọi là điều kiện công cụ), và bắt chước (cũng gọi là noi gương hay học tập qua quan sát) ( observational learning).

Điều kiện đáp ứng là một kích thích gợi ra một đáp ứng một cách tự nhiên ( ví dụ: một con chó gầm gừ sẽ gợi lên nỗi sợ ở một trẻ) được đi đôi với một kích thích trung tính ( neutral stimulus) ( ví dụ: âm thanh của chó và tiếng mở cửa nhà), sau một số lần đi đôi  với nhau như vậy, kích thích trung tính trước đây có thể gợi ra một đáp ứng vì thế trẻ có thể bắt đầu trải nghiệm nỗi sợ khi mới bắt đầu nghe âm thanh của cửa mở. Những liên kết như vậy có thể giải thích được nguồn gốc của các ám sợ ( Phobias) ( Ví dụ: nỗi sợ phi lý về một vật thể nào đó thì không phải do chính vật thể đó đe doạ).

Trong điều kiện thao tác, sinh vật thực hiện điều gì đó đối với môi trường nhằm để đạt được một kết quả đã có trước đây. Nhìn chung, nó là một quá trình mà sinh vật học cách liên kết một số kết quả với một số hành động đã thực hiện. Những kết quả này có thể có nhiệm vụ làm gia tăng hoặc giảm đi khả năng xảy ra sự lập lại của các hành vi. Thuật ngữ được dùng để mô tả sự gia tăng có thể xảy ra được gọi là: củng cố ( reinforcement).Trong củng cố tích cực ( positive reinforcement), hành vi đi theo sau sự khen thưởng; ví dụ: người cha đãi con  gái 8 tuổi của mình một cây kem sau khi trẻ hoàn tất bài học hát của mình. Trong củng cố tiêu cực, một kích thích khó chịu được lấy đi; ví dụ: ví dụ trẻ trai 10 tuổi được miễn cắt cỏ một tháng sau khi trẻ có tiến bộ về thứ hạng trong lớp. Hai phương pháp này dùng để làm giảm đi khả năng xảy ra sự lập lại của hành vi là sự dập tắt ( extinction)  và trừng phạt (punishment).Trong dập tắt, củng cố duy trì một đáp ứng được lấy đi; ví dụ: theo lời khuyên của nhà trị liệu, bà mẹ không đáp ứng đòi hỏi của đứa con trai 4 tuổi của mình mỗi khi trẻ ăn vạ, và cơn ăn vạ biến mất. Trong trừng phạt, một đáp ứng được theo sau  một kích thích khó chịu , ví dụ: bà mẹ không cho trẻ ăn tráng miệng vì trẻ tô màu lên tường.

Một kết quả của sự trừng phạt đặc biệt tương ứng với những quan tâm trong tâm bệnh học. Một lần tiếp xúc với một kích thích khó chịu, lần kế tiếp sinh vật sẽ có tránh né tiếp xúc với kích thích đó, quá trình này được gọi là học tập né tránh ( Avoidance learning). Học tập né tránh là con dao 2 lưỡi. Nó bảo vệ sinh vật đó khỏi sự đối diện lập lại với một tình huống có thể gây hại; ví dụ: Khi bị bỏng một lần, trẻ 2 tuổi sẽ hầu như không sờ vào chiếc nồi nóng lần nữa. Nhưng học tập né tránh cũng có thể dẫn đến việc né tránh không thực tế về những tình huống sau khi chúng  không còn gây khó chịu nữa, ví dụ: một người lớn có thể khiếp sợ  một người cấp trên là người rộng lượng và biết điều bởi vì khi còn nhỏ anh ta bị bố mình đánh đập tàn nhẫn. Vì vậy, né tránh làm ngăn chặn cá thể đó chấp nhận những hành vi mới thích hợp với tình huống thay đổi.

Nguyên lý học tập thứ ba là bắt chước hoặc noi gương, nguyên lý này liên quan đến việc học tập một hành vi mới bằng cách quan sát và bắt chước sự thực hiện hành vi đó từ người khác. Vì thế, dù không được dạy trực tiếp nhưng trẻ ở tuổi mẫu giáo sẽ giả vờ lau nhà hoặc dùng búa để đóng đinh giống như cha mẹ chúng làm hoặc trả lời điện thoại với những từ và ngữ điệu chính xác như chúng đã từng nghe từ người lớn. Trẻ em mà cha mẹ, bạn bè và cộng đồng của chúng làm gương những hành vi không được cấu trúc những trẻ này hầu như sẽ phát triển các cách cư xử chống đối xã hội.