Phân tích của Skinner về hành vi lời nói ( Verbal Behaviour)

            PHÂN TÍCH CỦA SKINNER VỀ HÀNH VI LỜI NÓI

                                                                          BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Skinner (1957) cho rằng ngôn ngữ là  hành vi học được và những nguyên lý cơ bản về hành vi tương tự tạo thành nền tảng của phân tích hành vi ứng dụng cho hành vi lời nói.

Theo Skinner (1957), con người  có  được khả năng nói và hiểu được ngôn ngữ nhiều theo cách thức giống như họ học được những hành vi khác như là với tay, nắm bắt đồ vật, bò và bước đi. Hành vi vận động liên quan đến sự chuyển động của dây thanh âm được gọt giũa bởi ảnh hưởng của những vận động này tác động đến người khác.Một trẻ nhỏ khóc và người lớn chú ý đến ( yếu tố củng cố) trẻ theo nhiều cách khác nhau. Vì thế khóc từ từ trở thành một dạng giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ có những tính chất đặc biệt mà ở đó liên quan đến tương tác xã hội giữa người nói và người nghe.

Thuật ngữ hành vi lời nói ( Verbal Behavior):

Trong khi tìm kiếm một tên gọi cho phân tích của mình về ngôn ngữ, Skinner đã chọn thuật ngữ “ hành vi lời nói” bởi vì ông phát hiện thuật ngữ “ âm ngữ” ( Speech) quá giới hạn ( cử chỉ có thể là giao tiếp), và thuật ngữ “ngôn ngữ” thì quá chung chung. Vì thế ông chọn “ hành vi lời nói” và việc sử dụng thuật ngữ này của ông bao gồm tất cả các dạng giao tiếp như là ngôn ngữ dấu hiệu, hình ảnh ( PECS), ngôn ngữ viết, cử chỉ, mã, hoặc các dạng khác mà đáp ứng lời nói có thề có. Và ông nhấn mạnh vào tính cá thể giữa người nói và người nghe hơn là thực hành của toàn thể cộng đồng ngôn ngữ.

Sự khác biệt giữa người nói và người nghe:

Một chủ đề chính của Skinner trong hành vi lời nói là sự khác biệt rõ ràng giữa hành vi của người nói và hành vi của người nghe. Ngược lại với hầu hết các tiếp cận truyền thống, Skinner quan tâm chủ yếu đến hành vi của người nói nhưng không bỏ qua người nghe. Rất quan trọng khi dạy một trẻ cả hai điều, đáp ứng với người nói và  chính trẻ cư xử bằng lời nói giống như một người nói nhưng đây là những kỹ năng khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, học một loại hành vi có thể tạo điều kiện dễ dàng cho việc học  loại hành vi khác, nhưng điều này có thể không đúng đối với trường hợp trẻ bị chậm nói.

Cấu trúc và chức năng:

Có lẽ một trong những mặt hiểu lầm thông thường nhất về phân tích hành vi lời nói của Skinner là nhìn nhận rằng ông từ chối ngôn ngữ học cấu trúc truyền thống hoàn toàn và từ chối cả hệ thống phân loại danh từ, động từ, giới từ, tính từ….Thực sự không phải như vậy, vị trí của ông là thêm vào việc xác định ý nghĩa của cấu trúc câu nằm ở đâu, nội dung được tạo ra như thế nào? Nguyên nhân cùa ngôn ngữ được giả thuyết   một cách điển hình là do hệ thống nhận thức ( Ví dụ, ẩn dụ của việc mã hóa, giải mã, giữ lại) hay cấu trúc sinh học có nền tảng di truyền theo gene hơn là do sự khác biệt về môi trường. Tuy nhiên việc mô tả về ngôn ngữ theo cấu trúc vẫn còn là phần thiết yếu trong việc đánh giá và nghiên cứu về ngôn ngữ. Hai khía cạnh này của ngôn ngữ được mô tả là tính chất cấu trúc và tính chất chức năng của ngôn ngữ. Tính chất cấu trúc liên quan đến cấu trúc hay sơ đồ của đáp ứng lời nói, ví dụ những từ hay những cụm từ đặc biệt được tạo ra. Tính chất chức năng liên quan đến nguyên nhân tại sao từ hay cụm từ đó được tạo ra. Một ngôn ngữ hoàn chỉnh phải xem xét đến hai yếu tố riêng biệt này.

Skinner cho rằng: Trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là mô tả đơn giản: sơ đồ phân chia nhỏ này trong hành vi của con người là gì? Một khi câu hỏi được trả lời ít nhất theo cách thức mới bắt đầu, sau đó chúng ta có thể tiếp theo giai đoạn kế được gọi là giải thích: những điều kiện nào tương ứng với hành vi xảy ra?

Lãnh vực ngôn ngữ cấu trúc chuyên biệt về việc mô tả ngôn ngữ ( những tính chất cấu trúc). Sơ đồ điều được nói  có thể được đo lường bởi  (1): âm vị: là những âm riêng lẻ tạo thành một từ (2) hình vị ( morpheme): những đơn vị “ có một mảng ý nghĩa riêng biệt” (3) tự điển: thu thập tổng cộng những từ tạo thành một ngôn ngữ nào đó, (4) cú pháp (syntax): tổ chức của các từ , các cụm từ, hay các mệnh đề thành những câu, (5) ngữ pháp: gắn kết để hình thành quy ước của một ngôn ngữ nào đó và (6) ngữ nghĩa ( sematic): nghĩa của những từ.

Một phân tích chức năng về hành vi lời nói:

Tiền đề chủ yếu trong hành vi lời nói của Skinner đó là ngôn ngữ là hành vi học được với nguyên nhân chủ yếu giống như những khác biệt trong môi trường gây ra những hành vi không phải ngôn ngữ ( ví dụ như: kiểm soát các kích thích, thực hành có động cơ, củng cố, dập tắt….

Những thao tác ngôn ngữ cơ bản:

-Mand: Yêu cầu những yếu tố củng cố mà bạn muốn. Hỏi đôi giày bởi vì bạn muốn mang giày đi ra ngoài.

-Tact: Đặt tên hay xác định những vật thể, hành động, sự kiện…Ví dụ: nói giày bởi vì bạn nhìn thấy đôi giày.

-Intraverbal: Trả lời những câu hỏi hay có cuộc đối thoại ở đây từ ngữ của bạn được điều khiển bởi từ ngữ của người khác, ví dụ: nói “ giày” bởi vì ai đó nói “ bạn mang gì trên đôi chân của mình?”

-Listener: Theo hướng dẫn hay tuân theo yêu cầu của người khác, ví dụ : cầm đôi giày để mang bởi vì được người khác nói “ mang giày của bạn vào”

-Echoic: Lập lại điều được nghe. Nói “ giày” sau khi người khác nói “ giày”

-Imitation: Sao chép lại vận động của ai đó ( khi có liên quan đến ngôn ngữ dấu hiệu), ví dụ gõ nhẹ hai nắm đấm của bạn vào nhau sau khi thấy người khác gõ nhẹ hai nắm đấm vào nhau ( đó là dấu hiệu “ giày”)

-Textual: Đọc các từ được viết. Nói giày bởi vì thấy từ “ giày” được viết ra

-Coping –a-text: Ví dụ, viết từ “ giày” bởi vì người khác viết từ “ giày”

-Transcription: Viết “ giày” bởi vì bạn nghe nói “ giày”