HÀNH VI THÁCH ĐỐ (Challenging behaviour)

BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 Hành vi thách đố là một thuật ngữ dùng để mô tả các hành vi làm trở ngại đời sống  hàng ngày của một cá thể hay người chăm sóc. Những hành vi này có thể được gây ra bởi các yếu tố y học, tâm thần hay môi trường. Nó có thể là một yếu tố đóng góp chính vào việc cách ly xã hội và thiếu cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở người khuyết tật. Những ví dụ về hành vi thách đố như: gây hấn, hành vi tự gây tổn thương, phá hoại tài sản, hành vi chống đối, hành vi định hình, hành vi xã hội không thích hợp, hành vi rút lui.

Thuật ngữ hành vi thách đố được sử dụng để mô tả hành vi hơn là mô tả con người là có vấn đề.

Hành vi thách đố ảnh hưởng đến nhiều người trong cộng đồng , không phải chỉ xảy ra ở người khuyết tật và không phải là không thể tránh được trong quá trình phát triển.

Hành vi thách đố sẽ ít phát triển hơn nếu người có khuyết tật về phát triển được dạy về hành vi tiền xã hội  trong giai đoạn sớm và cung cấp một môi trường loại bỏ đi những yếu tố cần thiết để gây ra cách cư xử có vấn đề.Trong khi chúng ta chú ý tập trung vào hành vi này thì điều quan trong không kém đó là duy trì được sự chấp nhận những mặt tích cực của người có khuyết tật về phát triển.

Tần số và độ nặng của hành vi thách đố có thể cần phải có can thiệp về y khoa, tâm thần hay can thiệp hành vi.

TẦM QUAN TRONG CỦA VIỆC XỬ LÝ HÀNH VI THÁCH ĐỐ:

Hành vi thách đố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của một người và ảnh hưởng đến cả những người chăm sóc

-Hành vi tự gây tổn thương: gây nguy hiểm cho cơ thể

-Hành vi chống đối gây suy dinh dưỡng ( do nhịn ăn), béo phì, bệnh lý tim mạch ( do ăn quá nhiều)

-Tai nạn thương tích là vấn đề thường gặp ở những người có hành vi gây hấn

-Thiếu kỹ năng xã hội có thể dẫn đến cô đơn và trầm cảm

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI:

Xem xét khía quan điểm sinh học-tâm lý –xã hội

Các yếu tố y học, tâm thần và môi trường có thể ảnh hưởng đến hành vi

Yếu tố y học:

Các yếu tố y học có thể góp phần vào, trực tiếp gây ra hay bị quy lỗi cho hành vi thách đố

Các yếu tố y khoa có thể đóng vai trò góp phần và điều trị tình trạng này sẽ cải thiện được hành vi

-Suy kém về cảm giác ở một người điếc có thể đưa đến hành vi tự hủy hoại

-Suy tuyến giáp có thể đưa đến trầm cảm và làm thay đổi hành vi ( Ví dụ ở người hội chứng Down)

-Viêm thực quản có thể là nguyên nhân gây nhai lại thức ăn hay từ chối thức ăn

-Trét các chất bài tiết lên cơ thể có thể tồn tại chỉ khi có các vấn đề như táo bón, tiêu tiểu không tự chủ…

Thuốc cũng có thể góp phần hoặc gây ra hành vi thách đố:

-Thuốc chống loạn thần

-Thuốc chống động kinh: có những tác dụng phụ

Đau hay những khó chịu không được ghi nhận:

-Đau không được ghi nhận có thể gây ra hành vi thách đố và làm xấu đi vấn đề y học. Khó khăn về giao tiếp và nhận thức có thể ngăn chặn việc nói về các triệu chứng đau đớn và khó chịu.

-Các vấn đề không được kể ra như: đau răng, gẫy xương, nhiễm trùng tiểu, táo bón, viêm tai giữa, đau do gồng cứng, co rút , chèn ép  dây thần kinh ở người bại não.

 

Lạm dụng chất:

Rượu

Cà phê

Hội chứng cai nghiện

Động kinh:

Động kinh thường thấy ở những người có khuyết tật về phát triển. Có thể làm thay đổi hành vi trước, trong khi và sau khi động kinh.

Các hội chứng đặc biệt và kiểu hình hành vi:

-Hội chứng Down: thường hay đi kèm với bệnh mất trí nhớ sớm ( bệnh Alzheimers) và lẫn

-Bại não thường hay đi kèm với viêm thực quản

-Bệnh xơ củ hay đi có u não đi kèm

Các yếu tố di truyền cũng có thể đóng một phần trong các kiểu hành vi ở một số hội chứng

Ảnh hưởng của sức khoẻ tâm thần:

Người bị khuyết tật về trí tuệ có tỷ lệ mắc tâm bệnh lý cao hơn người bình thường ( 40%)

Trầm cảm

Hưng cảm

Hành vi gây hấn mà không có các yếu tố khởi phát và đi kèm với các triệu chứng như ảo giác hay hoang tưởng có thể cho thấy có loạn thần

Chú ý: Tiền sử gia đình có người có bệnh lý tâm thần nên được hỏi kỹ. Tránh việc qui kết rằng hành vi gây hấn nặng là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Ảnh hưởng của môi trường:

Gia tăng sự chú ý( 27%)

Thoát khỏi hoặc tránh né những đòi hỏi( 38%)

Gia tăng tiếp cận với các hoạt động hay những vật thể ưa thích( 3,3%)

Phản hồi cảm giác: vẫy tay, ấn vào mắt…(21%)

Giảm khuấy động và lo âu (5%)

Môi trường sống và làm việc:

Người khuyết tật thường có khả năng kiểm soát ít, và cơ hội chọn lựa ít

Họ không có khả năng để thoát khỏi những tình huống không mong muốn. Những cảm nhận như ấm ức, giận dữ, vô dụng thường góp phần vào hành vi gây hấn.

Người có khuyết tật về phát triển thường dựa vào cấu trúc, các thói quen thường quy và trật tự trong môi trường của họ nhằm đối diện với cuộc sống hằng ngày. Sự thay đổi những yếu tố này có thể gây ra những hành vi thách đố.

Các sự kiện có ý nghĩa trong đời sống:

Người có khuyết tật về phát triển thường có khó khăn trong việc đối mặt với mất mát và thay đổi: mất người thân, cha mẹ, thay đổi chỗ ở, thay đổi người chăm sóc, thay đổi thầy cô giáo hay nhà chuyên môn tin cậy….

Các vấn đề về giao tiếp :

Tiềm năng giao tiếp của người đó?

Người đó sử dụng hình thức nào để giao tiếp?

Người chăm sóc nào hiểu được trẻ?

Nguồn trợ giúp nào giúp hiểu trẻ tốt hơn?

Trẻ có được phép chọn lựa không?

Trẻ có tiếp cận được trợ giúp không?

Các giai đoạn trong cuộc sống:

Kích thước cơ thể thay đổi, hormon thay đổi, giới tính, hành vi đáp ứng, mong đợi của xã hội, bạn bè, nhận thức….

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ:

Mô tả về hành vi:

-Điều gì cho thấy vào lúc khởi đầu và kết thúc?

-Điều gì thường xảy ra trước, trong khi và sau khi?

-Mức thường xuyên? Độ nặng? xấu hơn?

-Khi nào và ở đâu hành vi xảy ra?

Xem các yếu tố nền tảng:

-Lúc nào hành vi bắt đầu xảy ra?

-Điều gì khác xảy ra vào thời điểm đó?

-Ai có mặt?

-Điều gì xảy ra sau đó?

-Hành vi có xấu hơn, tốt hơn hay không thay đổi?

-Hành vi đó ổn định? Mất đi? Hay tái phát?

-Có phải đây là hành vi mới? hay lâu dài và trở thành khó xử trí lúc này?

-Điều trị nào đã được sử dụng? Hiệu quả? Thất bại?

-Điều trị hiện tại?

CAN THIỆP HÀNH VI:

Có 5 phần trong chiến lược can thiệp:

1)Can thiệp trên môi trường, các sự kiện:

-       Thay đổi các kiểu hoạt động: Ví dụ gia tăng các hoạt động ưa thích

-       Thay đổi các điều kiện về thể chất và môi trường xã hội: Ví dụ: tránh đám đông, cải thiện quan hệ với người khác trong môi trường sống

-       Gia tăng cơ hội chọn lựa, tránh khiêu khích

-       Gia tăng khả năng dự đoán về lịch trình, thời khoá biểu và những điều xảy ra khác

-       Chú ý đến các tình trạng về thể chất và sức khoẻ tâm thần: bệnh lý, giấc ngủ…

-       Gia tăng cơ hội tương tác xã hội

2)Can thiệp các sự kiện tiền tố ngay lập tức:

-Lấy đi các yếu tố khởi phát

-Cho trẻ chọn lựa ( được con có thể lấy); lựa chọn có giới hạn ( con có thể đánh răng ngay bây giờ, trong 5 phút)

-Chuẩn bị cho trẻ đối với những thay đổi thường ngày hoặc những mong đợi

 

3)Can thiệp trên sự đáp ứng và  huấn luyện kỹ năng :

 

-Dạy những kỹ năng độc lập như mua sắm, đi xe… ( tùy theo khả năng)

-Dạy các kỹ năng giao tiếp : biết yêu cầu, ngôn ngữ dấu hiệu

-Dạy những chiến lược đáp ứng cá nhân: giải quyết vấn đề, tự xử lý…

-Học cách chờ đợi

4)Can thiệp theo kết quả:

-Một thời khoá biểu được thiết lập theo cá nhân nhằm khen thưởng đối với hành vi thích hợp

-Không nên trừng phạt theo kiểu đánh đập…

5)Các thủ thuật khẩn cấp:

-Phớt lờ hành vi không nguy hiểm

-Lắng nghe chủ động

-Hướng trẻ đến các hoạt động ưa thích

-Hướng dẫn bằng lời nói chắc chắn nhằm ngừng hành vi lại

-Xử lý môi trường: đặt hàng rào

-Giới hạn cơ thể: ôm chặt trẻ…

 .