Trẻ có rối loạn học tập

                                   RỐI LOẠN HỌC TẬP

                                                                          BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 

Định nghĩa và chẩn đoán:

Rối loạn một hay nhiều quá trình tâm lý cơ bản liên quan đến việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ viết hay nói. Biểu hiện dưới dạng không tương ứng giữa tuổi và mức độ khả năng của trẻ trong việc đạt được một hay nhiều lãnh vực về học tập sau: biểu lộ bằng lời nói, nghe và hiểu, đọc, viết hay làm toán. Trẻ không có những vấn đề liên quan  nguyên phát đến thị giác (như mù, giảm thị lực…), thính giác (như điếc, giảm thính lực…), các khuyết tật về vận động (bại não…),chậm phát triển tâm thần, xáo trộn cảm xúc, các bất thuận lợi về văn hoá kinh tế hay các cơ hội được giáo dục bị giới hạn.

Xem thêm định nghĩa ở DSM-IV và ICD-10.

Lượng giá và chẩn đoán:

-Trẻ có mức học tập đạt được thấp hơn có ý nghĩa so với  mong đợi ở mức tuổi của trẻ. Nhìn chung, trẻ có rối loạn học tập thường có trí thông minh từ mức trung bình cho đến cao, điều này khác hẳn với trẻ chậm phát triển , ở trẻ chậm phát triển trí tuệ, chỉ số IQ luôn thấp hơn bình thường.

Chủng tộc, tầng lớp xã hội và thiếu vắng cơ hội:

Trẻ ở những dân tộc thiểu số thường không được xác định hay xác định quá mức về rối loạn học tập.

-Không được xác định: Trong DSM-IV, các yếu tố không thuận lợi về kinh tế, chủng tộc, thiếu cơ hội và các đặc điểm văn hoá khác được đưa vào để loại trừ rối loạn học tập, tuy nhiên điều này lại tạo ra khó khăn về chẩn đoán bởi vì các yếu tố trên hay đi kèm với rối loạn học tập và có thể có ảnh hưởng góp phần vào rối loạn học tập, ví dụ, trẻ sống trong môi trường không thuận lợi về kinh tế thường đứng sau bạn bè trong lãnh vực phát triển ngôn ngữ, khi trẻ đến trường, điều này làm cản trở khả năng đọc và các kỹ năng làm toán, hơn nữa cha mẹ của trẻ thường không được học hành, bản thân họ cũng có vấn đề về đọc và họ cũng thấy khó khăn trong việc giúp trẻ phát triển khả năng đọc viết. Trẻ sống trong tầng lớp kinh tế xã hội kém thường bị bỏ qua và không nhận được chẩn đoán và điều trị, những trẻ này cũng thường bị “dán nhãn” là trẻ chậm phát triển tâm thần.

-Xác định quá mức:

Ở cực khác thì các trẻ trong nhóm kinh tế xã hội không thuận lợi, dân tộc thiểu số, thiếu cơ hội học tập lại bị xác định quá mức, điều này có thể do các test về trí tuệ và khả năng học tập được thiết kế dành cho trẻ người Mỹ và châu Âu, những trẻ thuộc dân tộc thiểu số, trẻ nhập cư, trẻ có hoàn cảnh kém thuận lợi có thể không đáp ứng được các test này.

 

 

                                      RỐI LOẠN ĐỌC

Định nghĩa:

Hầu hết các định nghĩa về rối loạn đọc đều sử dụng mô hình không tương đồng (Discrepancy model). Trong rối loạn về đọc, có sự bất tương đồng giữa khả năng đọc chính xác, tốc độ hoặc khả năng hiểu so với tuổi thứ tự ( tính theo năm tháng) hoặc trí thông minh được đo lường.

Tỷ lệ lưu hành:

Khoảng 10-15% dân số tuổi đến trường. Rối loạn đọc là dạng rối loạn học tập thường gặp nhất, chiếm khoảng 80% hoặc hơn những trẻ được nhận vào chương trình giáo dục đặc biệt. Không có sự khác biệt về giới tính, trẻ nam có khuynh hướng biểu lộ những vấn đề ngoại hoá đi kèm như gây hấn, rối loạn cư xử và thường được gởi đi khám nhiều hơn so với trẻ nữ.

Các vấn đề đi kèm và chẩn đoán phân biệt:

Rối loạn đọc và rối loạn học tập khác:

Có thể có những rối loạn khác đi kèm như khó khăn trong ngôn ngữ nói, viết, hay làm toán.

Rối loạn đọc và ADHD:

Khoảng 20-25% học sinh có rối loạn đọc cũng có ADHD đi kèm.

 Rối loạn đọc và các vấn đề về hành vi:

Không có mối liên hệ trực tiếp nhân quả giữa rối loạn đọc và các vấn đề về hành vi. Nếu có vấn đề liên quan giữa hành vi và rối loạn đọc thì điều này thường gây ra bởi ADHD. Nam giới hay có những vấn đề về hành vi nhiều hơn nữ giới nhất là ADHD. Khi đã có ADHD đi kèm thì vấn đề về hành vi không còn tách riêng ra nữa.

Rối loạn đọc và suy kém các kỹ năng xã hội:

 Những trẻ có rối loạn học tập thường ít được biết đến, ít hợp tác, hay bị tránh né hơn những trẻ không có rối loạn học tập, điều này có thể do trẻ thiếu thành thạo trong kỹ năng giao tiếp.

Rối loạn đọc và các vấn đề nội hoá:

Trẻ có rối loạn đọc thường dễ phát triển những vấn đề nội hoá bao gồm : lòng tự trọng thấp, cách ly xã hội, lo âu và trầm cảm các vấn đề này có thể trực tiếp gây ra bởi sự ấm ức và kinh nghiệm thất bại ở trường học. Các vấn đề nội hoá thường là nguy cơ đặc biệt đối với nữ có rối loạn đọc (Willcutt & Pennington,2000).

Chiều hướng của các ảnh hưởng:

Có phải những vấn đề về hành vi và cảm xúc cùng xảy ra với rối loạn học tập hay là chúng có liên hệ nhân quả với nhau?Những bằng chứng gợi ý rằng chiều hướng của các ảnh hưởng đi từ các vấn đề học tập đến các vấn đề cảm xúc xã hội. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy những can thiệp có

 hiệu quả đối với khó khăn đọc và làm toán  trong năm lớp một có làm giảm đi các vấn đề về hành vi và cảm xúc ở những năm sau đó. Tóm lại, trẻ thất bại ở trường học sẽ có khuynh hướng có hành vi ngoại hoá và cảm nhận xấu về bản thân mình, những trị liệu trên các vấn đề học tập của trẻ có khả năng làm giảm yếu tố nguy cơ.

Nguyên nhân:

*Bối cảnh sinh học:

Ảnh hưởng của di truyền: Có liên quan mạnh mẽ, khoảng 25-60% cha mẹ có rối loạn về đọc sẽ có trẻ có khó khăn về đọc, điều này càng đúng nếu cả cha và mẹ đều có vấn đề. Nghiên cứu về trẻ sinh đôi cho thấy 80% trẻ sanh đôi cùng trứng sẽ có vấn đề nếu một trẻ bị, chỉ có 50% trẻ sanh đôi khác trứng có vấn đề khi một trẻ bị. Có khoảng 50-60% các vấn đề về đọc được quy kết cho yếu tố gene. Một vùng trên NST số 6 có thể có liên quan.

Tâm lý thần kinh:

Trẻ có rối loạn học tập khi được nghe và ghi nhận từ thì thấy vùng thái dương đỉnh bên bán cầu não phải hoạt hoá, khác với vùng bên trái được hoạt hoá ở trẻ bình thường.

*Bối cảnh cá thể:

-Phát triển đọc bình thường

-Xử lý âm vị và rối loạn đọc

-Phát triển cảm xúc và kết quả học tập: Lòng tự trọng và sự khuyến khích bị suy giảm, đối xử phân biệt của thầy cô giáo, ở lại lớp.

Xem lại quan điểm về rối loạn đọc

*Qúa trình phát triển: Xử lý âm vị rất khó thay đổi, tuy nhiên khả năng hiểu sẽ cải thiện khi trẻ lớn hơn.

CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP:

-Lượng giá và kế hoạch giáo dục

-Giáo dục hoà nhập

-Các can thiệp có hướng dẫn

-Huấn luyện âm vị

-Chiến lược về hành vi

-Can thiệp nhận thức

-Học tập có trợ giúp của máy vi tính

-Can thiệp có sự tham gia của bạn bè

-Hợp tác với cha mẹ