Tổng quan về trẻ khuyết tật

                           TỔNG QUAN  VỀ TRẺ KHUYẾT TẬT

 

                                                                    BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 

CÁC TÊN GỌI: Trẻ khuyết tật, trẻ suy kém chức năng, trẻ có nhu cầu đặc biệt…

PHÂN LOẠI:  -Khuyết tật về thể chất: Trẻ bại não, bại liệt, loạn dưỡng cơ…

                      -Khuyết tật về trí tuệ: Chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ…

                      -Phối hợp cả hai: Bại não nặng…

NGUYÊN NHÂN:

                      -Các nguyên nhân trước sanh:

                       Do di truyền: Bệnh về gene, nhiễm sắc thể

                       Do mắc phải: Các bệnh nhiễm trùng bẩm sinh: Rubella,

                                             Toxoplasmosis, Cytomegalovirus

                                            Do độc chất: Nghiện rượu, thuốc lá, thuốc   phiện, thuốc điều trị bệnh…

                                             Mẹ bị suy dinh dưỡng, bệnh nặng ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bị trầm cảm hoặc tâm bệnh…

                      -Các nguyên nhân chu sanh: Thiếu oxy não, viêm não, màng não

                        - Các nguyên nhân sau sanh: Chấn thương sọ não, các chấn thương hoặc tai nạn khác, viêm não màng não…  

MỘT SỐ CÁC KHUYẾT TẬT THƯỜNG GẶP:

1)Bại não: Là rối loạn vận động và tư thế do tổn thương ở não bộ gây ra. Bại não không diễn tiến nặng hơn nhưng lại có nhiều biến chứng như co rút các khớp, vẹo cột sống, bệnh lý do nằm lâu: loét da, viêm phổi…

Các kiểu bại não: -Bại não gồng cứng tứ chi

-       Bại não yếu liệt nửa người

-       Bại não gồng cứng 2  chi dưới

-       Bại não múa vờn

-       Bại não thất điều( mất thăng bằng)

-       Bại não dạng phối hợp

Trị liệu: Tập vật lý trị liệu để giúp phát triển vận động và ngăn ngừa các biến chứng

            Gíao dục đặc biệt: nếu trẻ có chậm phát triển trí tuệ đi kèm theo

            Điều trị bằng thuốc trong một số trường hợp như có động kinh đi

            Kèm, gồng cứng quá nhiều…

2) Hội chứng Down: Là hội chứng  do có 3 nhiễm sắc thể 21 trong các tế bào gây ra ( bình thường mỗi tế bào chỉ có 2 NST 21), các trẻ bị hội chứng Down có biểu hiện bên ngoài gần giống nhau: trán rộng, gáy phẳng,mắt xếch Mông cổ….thường là trẻ chậm phát triển trí tuệ theo những mức độ khác nhau, có trẻ có khả năng ngôn ngữ, có trẻ không, có trẻ bị chậm phát triển cả vận động.

Về tâm lý: trẻ bị hội chứng Down là trẻ dễ giao tiếp, nhiều tình cảm, thích ôm ấp, thích khen ngợi nhưng lai là những trẻ đôi khi bướng bỉnh và thích biểu lộ quyền hành với trẻ khác.

Trẻ bị hội chứng Down thường hay có các bệnh lý khác đi kèm như: Bệnh tim bẩm sinh, Viêm Ami-đan phì đại, viêm kết mạc, tắc tuyến lệ, bệnh da: da khô…

Trị liệu: Gíao dục đặc biệt

            Khám bệnh để phát hiện các bệnh lý đi kèm để kịp thời xử lý: Ví dụ, nếu trẻ có bệnh tim bẩm sinh thì nên khám để được mổ sớm.

3) Các trẻ chậm phát triển tâm thần: Là các trẻ có khả năng học tập kém, hiểu kém, kỹ năng tự phục vụ kém, kỹ năng xã hội kém.

Các trẻ này thường thụ động, dễ bị e thẹn, khả năng chú ý và tập trung kém, hay lăng xăng không biết giới hạn và đôi khi dễ nổi nóng.

Hướng trị liệu: Gíao dục đặc biệt

                        Hỗ trợ hoặc trị liệu tâm lý đối với các trường hợp có nhiều  hành vi khó khăn, thách đố.

                        Dạy nghề để tạo cơ hội hòa nhập tùy theo khả năng của trẻ.

4) Trẻ tự kỷ: Là những trẻ bị mất hoặc suy kém khả năng liên hệ và giao tiếp với người khác, trẻ này thường không nhìn người khác, tránh các giao tiếp, ngôn ngữ kém ( không nói, nói ít hoặc nói các từ vô nghĩa), trẻ có các hành động lập đi lập lại: gật gù, lắc lư thân người, xoay người, chơi tay, lắc tay…và nhiều khi chống lại các thay đổi: vd: trẻ chỉ thích đi một con đường, hay chỉ thích xem một chương trình tivi, hay thích sắp xếp đồ đạc theo một thứ tự nào đó, nếu chỉ cần thay đổi các trật tứ này là trẻ sẽ lên cơn nổi giận la hét tự đánh mình hay đánh người khác.

Trị liệu: Gíao dục đặc biệt

             Hành vi liệu pháp : Phương pháp phân tích hành vi áp dụng ( ABA)

5) Trẻ bị di chứng sốt bại liệt: Thường bị teo cơ một bên hoặc hai bên kèm theo yếu cơ, các trẻ này vẫn có khả năng về trí tuệ, nhưng cũng thường bị thiếu tự tin, mặc cảm do bị khuyết tật, do bị giới hạn trong vận động.

Trị liệu: Tập vật lý trị liệu, mang giày nẹp tùy trường hợp, ngăng ngừa các biến chứng vẹo cột sống, hỗ trợ về tâm lý: Gia tăng lòng tự tin, nhìn nhận tốt về hình ảnh bản thân, đươc hỗ trợ nghề nghiệp phù hợp.

6) Trẻ bị khiếm thính: Có thể mất khả năng nghe hoàn toàn hay còn một phần, nếu sự suy kém thính giác xảy ra sớm, trẻ sẽ có khó khăn về ngôn ngữ, do sự giới hạn trong việc tiếp nhận thông tin nên trẻ cũng khó khăn trong việc diễn đạt, kèm theo bị đối xử phân biệt điều này dễ làm cho trẻ ấm ức khó chịu.

Trị liệu: Gíao dục đặc biệt dành cho trẻ khiếm thính, máy trợ thính

7) Trẻ khiếm thị: Có thể không nhìn thấy hoàn toàn hay còn nhìn thấy một phần.Do bị giới hạn tiếp nhận thông tin qua thị giác nên cũng làm cho trẻ bị giới hạn trong việc tương tác với môi trường .Các trẻ này thường có khả năng tốt về thính giác và khối hình tri giác( có khả năng âm nhạc và khả năng nhận biết hình dạng đồ vật thông qua cảm giác lòng bàn tay).

Trị liệu và hỗ trợ: Chữ nổi, từ điển sách nói, âm nhạc, gia tăng lòng tự tin, đánh giá đúng giá trị bản thân, nghề nghiệp phù hợp.

 CÁC DẤU HIỆU GIÚP PHÁT HIỆN SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT

 -Trẻ hay quấy khóc, khó ăn khó bú, hay bị sặc sữa, nuôi kém phát triển.

-Trẻ có nét mặt hay dáng người khác thường: Ví dụ: vành tai vểnh, lông mày rậm, dư ngón, ngón dính hay ngón quẹo ( ngón cong).

-Trẻ mềm nhão hoặc trẻ quá gồng cứng

-Trẻ châm phát triển vận động theo độ tuổi: Ví dụ: trẻ 6 tháng mà chưa biết nâng đầu, chưa biết lật.

-Trẻ có phát triển vận động bất đối xứng, ví dụ: trẻ chỉ lật được một bên, chỉ sử dụng một tay để cầm nắm.

-Trẻ chậm nói theo độ tuổi

-Trẻ không có hoặc ít giao tiếp với người khác, ví dụ: Trẻ không quay đầu lại nhìn khi kêu trẻ, trẻ không biết cười khi mẹ nhìn mặt trẻ cười lúc trẻ 5-6 tháng.

-Trẻ bị thoái triển: Đang phát triển tốt thì từ từ châm lại và mất chức năng,ví dụ: trẻ đang biết  nói tự nhiên không nói nữa, trẻ đang có giao tiếp tự nhiên mất khả năng giao tiếp không nhìn người khác, thích chơi một mình, trẻ đang có khả năng sử dụng tay tốt sau đó mất khả năng cầm nắm, vụng về.

-Các trẻ có nguy cơ cao: Trẻ sanh non tháng, đặc biệt cân nặng thấp hơn 1,5kg, Trẻ có mẹ bi suy dinh dưỡng, mẹ nghiện rượu, thuốc lá hay thuốc phiện, mẹ phải dùng thuốc chống động kinh lâu dài, trẻ bị vàng da nhân, trẻ bị sanh ngạt…

Khi có các dấu hiệu trên thì cha mẹ phải cho đi khám bác sĩ chuyên khoa và phải theo dõi cẩn thận tình trang phát triển của trẻ để kip thời phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp sớm sẽ giúp trẻ phục hồi tốt hơn.

CÁC  NHÀ CHUYÊN MÔN  LÀM VIỆC VỚI TRẺ   KHUYẾT TẬT

 -Bác sĩ nhi khoa : Khám, chẩn đoán và phát hiện sớm các khuyết tật, lượng giá sự phát triển của trẻ, đề ra các kế hoạch tiếp theo.

-Bác sĩ phuc hồi chức năng: Can thiệp trực tiếp trên các vấn đề khuyết tật để giúp trẻ phát triển tốt hơn.

-Bác sĩ thần kinh: khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, ví dụ như: động kinh

-Bác sĩ tâm thần: Khám và điều trị các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần, ví dụ: rối loạn cảm xúc, trầm cảm, chứng tăng hoạt động kém chú ý…

-Chuyên viên vật lý trị liệu: Lượng giá về phát triển vận động và có chương trình tâp luyện phù hợp, cho lời khuyên liên quan đến các trợ giúp và dụng cụ thích hợp.

-Chuyên viên hoạt động trị liệu: Lượng giá các kỹ năng vận động tinh và kỹ năng tự chăm sóc, cho lời khuyên liên quan đến các trợ giúp và dụng cụ thích hợp.

-Chuyên viên tâm lý: Thông tin về mức độ chức năng trí tuệ của trẻ và các mặt mạnh, mặt yếu của trẻ.Các chiến lược xây dựng kỹ năng.Xử lý các hành vi khó khăn. Trợ giúp cho các thành viên trong gia đình trong việc giải quyết hay đương đầu với các khó khăn của trẻ.

-Các dịch vụ can thiệp sớm: gồm một đội ngũ có nhiều nhà chuyên môn cùng tham gia vào việc phát hiện sớm, đánh giá và có kế hoạch can thiệp kịp thời càng sớm càng tốt.

-Các nhà chuyên môn cùng phối hợp với cha mẹ hoặc người chăm sóc để giúp trẻ phát triển tối ưu, vai trò của cha mẹ và người chăm sóc rất quan trọng vì họ là những người gần trẻ có nhiều thời gian với trẻ cho nên cách tác động của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm lý và thể chất của trẻ.

 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ VÀ SỨCKHỎE   TÂM THẦN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT:

-Yếu tố sinh học, thể chất: -Trẻ bị tổn thương não sẽ có các khó khăn trong việc điều hòa cảm giác và cảm xúc, điều này làm cho trẻ khó khăn trong việc phát triển tâm lý theo đúng lứa tuổi, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được các mốc phát triển đúng, khó khăn trong việc tự điều chỉnh bản thân( trẻ thường có nhiều hành vi xung động , khó kiểm soát, không biết giới hạn, không tuân thủ các luật lệ)

                                            -Kèm theo sự giới hạn về hoạt động thể chất và tinh thần  làm cho trẻ gặp khó khăn trong tương tác và giao tiếp với những người xung quanh, với thế giới bên ngoài, điều này càng làm cho trẻ dễ bị ấm ức, tức giận, buồn rầu, mặc cảm tự ti.

-Yếu tố môi trường xã hội: -Do thấy trẻ bị khuyết tật nên cái nhìn của những người xung quanh về trẻ thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử điều này làm cho trẻ thấy mặc cảm, tự ti. Có nhiều trẻ bị cư xử tệ, bị đè nén, bị bỏ rơi ( từ thiếu quan tâm cho đến bỏ rơi hoàn toàn) do người xung quanh không hiểu trẻ, không thông cảm cho những hành vi khó khăn của trẻ.

                                           -Do cha mẹ cảm thấy mặc cảm vì gia đình có người khuyết tật nên họ có thể nghĩ rằng mình có lỗi lầm hoặc oán trách mà không chấp nhận trẻ, điều này làm cho cách cư xử của họ đối với trẻ không được yêu thương, tôn trọng làm cho trẻ khó hình thành nên một nhân cách khỏe mạnh.

                                         -Do gia đình có trẻ khuyết tật nên có ảnh hưởng phần nào đến kinh tế của gia đình do mất nhiều thời gian chăm sóc trẻ, không có thời gian đi làm việc, gia đình trở nên khó khăn sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cha mẹ và cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ.

 CÁC BIỂU HIỆN VỀ RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN

 Khi  thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây thì cần phải cho trẻ đi khám bệnh hoặc khám tâm lý để xác định xem các triệu chứng này do đâu mà có:

-Khó ngủ, ngủ hay thức giấc, ác mộng

-Ăn uống kém hoặc ăn quá nhiều

-Tiểu dầm hoặc ỉa đùn ( không phải do trẻ quá chậm phát triển)

-Trẻ lên cơn co giật ( có thể do động kinh hoặc không phải động kinh)

-Trẻ than đau nhiều nơi trên cơ thể nhưng khi khám bệnh thì không tìm ra nguyên nhân thực thể nào

-Trẻ than hay mệt, đặc biệt là mệt buổi sáng hay lúc mệt lúc không( đang mệt tự nhiên thấy khỏe hẳn bình thường)

-Trẻ không tập trung, không có khả năng làm việc hoặc học tập như trước đây

-Các hành vi chống đối( không vâng lời, đập phá đồ đạc, chạy ra khỏi nhà, tấn công người khác, móc miệng cho nôn ra…)

-Các hành vi tự hủy hoại: tự cào cấu bản thân, tự đập đầu, bứt tóc,cắn tay…

-Các hành vi tự kích thích: đưa tay vào miệng, chơi nước bọt, móc lỗ tai, la hét lớn tiếng, gật gù, lắc lư thân thể, thủ dâm….

-Trẻ trở nên hiếu động hơn hoặc thụ động hơn

-Trẻ hay cáu gắt

-Ăn cắp đồ: ăn cắp vặt, lấy đồ lót của người khác phái

-Không biết giữ giới hạn với người lớn

  CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM CHO CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ NẶNG HƠN

 -Chia cách hoặc mất mát: trẻ phải cách xa người chăm sóc mà trẻ yêu mến, gắn bó, người thân yêu bị chết.

-Thay đổi môi trường: Trẻ mới đi học, đổi nhà, đổi công việc gặp khó khăn hơn

-Bị bỏ rơi, thiếu thốn chăm sóc, bị lạm dụng, đánh đập

-Bị nhiều bệnh về thể chất

-Tuổi dậy thì: do có những thay đổi về cơ thể, trẻ phải thích nghi đặc biệt là vấn đề tính dục, cảm xúc, do thay đổi tâm lý trong mối quan hệ với người thân và bạn bè, do phải tự lập hơn…

-Do phải trực tiếp chứng kiến các tai nạn hay thảm họa : thấy người bị tai nạn, thấy người chết trong thiên tai…

  HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CHUNG

 -Tạo môi trường sống an toàn: có trợ giúp và dễ tiên liệu ( trẻ có thể được chuẩn bị khi sắp có biến cố xảy ra).

-Tạo cho trẻ có khả năng tự lập: trẻ có thể tự làm một số việc theo khả năng

-Gần gũi trẻ một cách trọn vẹn: dành riêng một thời gian nào đó cho trẻ và chỉ gần gũi, chăm sóc trẻ mà không làm gì khác, lắng nghe và tìm hiểu trẻ, giúp trẻ giải quyết các xung đột hoặc các khó khăn về tâm lý khi nó mới khởi đầu. Chú ý đến cách tương tác với trẻ: nhìn qua ánh mắt, biểu lộ nét mặt, các cử chỉ và thái độ chăm sóc, lời nói ít, tránh lập đi lập lại các lỗi lầm, tránh phê bình chỉ trích, lời nói đi kèm với hành động, cha mẹ hoặc các người chăm sóc phải đồng nhất trong cách thức cư xử với trẻ.

-Thiết lập giới hạn cho trẻ  bằng lời nói và bằng cả thái độ lẫn hành động: vi dụ : con không được làm điều này, nếu trẻ vi phạm thì phải ngăn chặn bằng hành động, biểu lộ lời nói và nét mặt nghiêm túc

-Gia tăng lòng tự tin và tự trọng của trẻ: khuyến khích trẻ tự làm và khen ngợi hành động đó, nói cảm xúc của mình về hành động đó thay vì khen chê con người

Sau đây là một số ví dụ :

-Trong tình huống trẻ trễ giờ: Không nên nói : Mày là đứa luôn luôn trễ nãi

                                           Nên thay bằng: Mẹ thấy con sắp trễ rồi, cố gắng lên, mẹ giúp cho

-Trong tình huống trẻ phá phách: Không nên nói: mày là đứa phá hoại

                                                Nên thay bằng: Mẹ không hài lòng vì điều  con làm đâu nhé!

-Trong tình huống trẻ làm tốt điều gì: Không nên nói: Mày giỏi lắm!

                                                      Nên thay bằng: Mẹ rất hài lòng vì việc  con làm

-Xử trí các hành vi thách đố: Phớt lờ các hành vi gây chú ý của trẻ, chỉ quan tâm đến trẻ khi trẻ ngoan hay im lặng, ví dụ : Trẻ hay lên cơn quấy khóc đòi bế ẵm, nếu bế trẻ lên, lần sau trẻ sẽ đòi tiếp, thay vì bế trẻ khi trẻ khóc thì hãy đợi khi trẻ nín sẽ bế trẻ sau.

-Tập cho trẻ chọn lựa kèm theo điều kiện: Ví dụ: con muốn ở đây hay đi về ( biết trẻ thích ở lại), nếu con muốn ở đây thì phải im lặng, nếu làm ồn thì cho về

-Tập cho trẻ chơi hoặc sử dụng đồ vật trẻ thích trong một khoảng thời gian nào đó, trước khi lấy đồ vật đó lại thì nhắc nhở rằng đã hết giờ chơi.

-Luôn báo cho trẻ biết trước điều mình sẽ làm cho trẻ để trẻ khỏi bỡ ngỡ đôi khi trẻ chống lại điều mới

-Luôn nghiêm túc và dứt khoát với trẻ, các người làm việc với trẻ đều phải thống nhất với nhau, tránh “ông nói gà bà nói vịt”, trẻ sẽ không biết theo ai.

-Trong các tình huống quá khó khăn thì nên tìm sự giúp đỡ của chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.

                                                         HẾT