BS.Phan Thiệu Xuân Giang Trị liệu bằng thuốc: Như đã nhấn mạnh ở phần trước, trong khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các thuốc chống trầm cảm mới ( như SSRIs) làm giảm đi triệu chứng trầm cảm ở trẻ em, kết quả không đồng nhất. Trị liệu tâm lý tâm động ( Psychodynamic Psychotherapy): Trị liệu tâm động đối với trầm cảm tập trung vào các vấn đề trong nền tảng tổ chức nhân cách, tìm kiếm những kinh nghiệm tiêu cực ở thời thơ ấu mà từ đó trầm cảm xuất hiện. Mục tiêu của trị liệu là nhằm giảm đi sự tự chỉ trích bản thân, hình ảnh về bản thân tiêu cực và giúp đỡ trẻ phát triển những cơ chế phòng vệ đáp ứng hơn nhằm có khả năng tiếp tục một quá trình phát triển cảm xúc khoẻ mạnh. Đối với trẻ nhỏ hơn, nhà trị liệu có thể dùng trò chơi như một phương tiện để mang những vấn đề này ra trong phòng trị liệu, với tập trung chuyển đến việc thảo luận khi trẻ trưởng thành về nhận thức hơn ( Speier và cộng sự, 1995). Tiếp cận tâm động hiếm khi cung cấp các kết quả nghiên cứu ngoài việc báo cáo ca riêng biệt. Tuy nhiên, Fonagy và Target ( 1996) nghiên cứu về hiệu quả của tiếp cận phân tâm định hướng phát triển ở trẻ em ( Developmentally oriented psychoanalytic approach). Kết quả cho thấy rằng điều trị có hiệu quả, đặc biệt đối với những vấn đề nội hoá như là trầm cảm và lo âu. Trẻ nhỏ hơn ( dưới 11 tuổi) đáp ứng tốt nhất. Tuy nhiên, điều trị không chữa lành nhanh chóng, kết quả tốt nhất được thấy khi các buổi trị liệu xảy ra từ 4-5 lần / 1 tuần trong thời kỳ là 2 năm. Trị liệu hành vi nhận thức ( Cognitive-Behavioral psychotherapy) (CBT): Trị liệu hành vi nhận thức đối với trầm cảm ở trẻ em được nghiên cứu sâu rộng nhất, nhìn chung những phát hiện liên quan đến hiệu quả của phương pháp này là tốt. Một ví dụ về một tiếp cận hành vi nhận thức là “ đối mặt với thời kỳ trầm cảm dành cho trẻ vị thành niên”( Clarke, Debar & Lewinsohn,2003; Lewinsohn và cộng sự, 1996). Can thiệp này bao gồm chơi sắm vai nhằm dạy các kỹ thuật liên quan với người khác và giải quyết vấn đề, xây dựng lại nhận thức tích cực nhằm đổi ngược lại các nhận thức đáp ứng sai lệch và các kỹ thuật tự củng cố . Những nghiên cứu về hiệu quả của tiếp cận này cho thấy rằng , 80% trẻ vị thành niên có cải thiện. Yếu điểm của việc ủng hộ thực nghiệm đối với phương pháp CBT bao gồm những nghiên cứu có khuynh hướng dựa vào trẻ em có triệu chứng trầm cảm hơn là toàn thể bối cảnh của rối loạn trầm cảm và hầu như chỉ bao gồm trẻ lớn. Ngoài ra cơ chế của ảnh hưởng chưa được chứng minh, vì thế chưa biết được có phải cải thiện về triệu chứng có liên quan đến sự thay đổi về nhận thức như trên ( Asarnow, Jaycox & Tompson,2001). Trị liệu qua mối quan hệ cá nhân: ( Interpersonal therapy) (IPT): Tiếp cận quan hệ cá nhân dựa trên giả định rằng các rối loạn chức năng mối quan hệ là điểm cốt lõi của trầm cảm. Mục đích của trị liệu này nhằm trợ giúp các cá thể trầm cảm phát triển những kỹ năng diễn dịch và đối mặt với những vấn đề với cá nhân khác tốt hơn trong một can thiệp ngắn và tập trung. Nhiều tác giả tập trung vào những vấn đề xã hội và phát triển tương ứng ở giai đoạn tuổi vị thành niên bao gồm : chuyển đổi vai trò, các xung đột giữa các cá nhân, suy kém kỹ năng xã hội, đau buồn và đối mặt với các vấn đề gia đình. Nghiên cứu chứng ngẫu nhiên cho thấy hiệu quả của điều trị này trong mẫu trẻ vị thành niên được gửi đến khám lâm sàng. Trị liệu gia đình (Family therapy): Trị liệu đặt trọng tâm vào gia đình (Family-focused therapy) cho phép xem xét ngay từ đầu tiên, vai trò của tình huống gia đình, mối quan hệ cha mẹ-trẻ và trầm cảm ở cha mẹ trong sự phát triển rối loạn trầm cảm ở trẻ. Nhóm nghiên cứu của Lewinsohn thấy rằng hiệu quả của can thiệp hành vi nhận thức đối với trẻ trầm cảm gia tăng hơn khi có can thiệp thêm với cha mẹ. Buổi trị liệu nhóm được tổ chức trong đó cha mẹ được có cơ hội thảo luận các vấn đề có liên quan đến trầm cảm và học cách giao tiếp với cá nhân khác và các kỹ năng giải quyết xung đột được dạy cho con họ. Một tiếp cận nhiều mặt có hiệu quả nhằm trị liệu trầm cảm trong bối cảnh gia đình được Stark và cộng sự mô tả năm 2000. Các can thiệp với trẻ bao gồm sử dụng trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm nhằm gia tăng khí sắc tích cực và các mong đợi tích cực , tái cấu trúc lại sơ đồ tinh thần đáp ứng sai lệch và gia tăng các kỹ năng xã hội. Những can thiệp nhắm đến hệ thống lớn hơn bao gồm huấn luyện cho cha mẹ và trị liệu gia đình nhằm giảm đi các stress trong môi trường mà góp phần vào sự phát triển trầm cảm. Hơn nữa tham vấn cho thầy cô giáo nhằm thúc đẩy và củng cố việc trẻ sử dụng các chiến lược đáp ứng thích nghi trong khi đi học ở trường. |
TRỊ LIỆU >