MÔ HÌNH GIẢ THUYẾT LỒNG GHÉP VỀ LẠM DỤNG THỂ CHẤT Ở TRẺ BS. Phan Thiệu Xuân Giang Theo tác giả Wolfe (1999),lạm dụng thể chất chính nó không được xem như là một bùng nổ không giải thích được nhưng được xem như là kết quả của các lực bịt chặt sự cân bằng mỏng manh giữa tức giận và kiểm soát. Mặc dù được khái niệm theo cách một loạt các giai đoạn nhưng sự chuyển giai đoạn là điều không tránh khỏi và cha mẹ có thể vẫn di chuyển tới lui giữa các giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên được đánh dấu bởi một sự dung nạp bị giảm đi đối với stress và một sự mất ức chế đối với gây hấn. Có 3 yếu tố mất ổn định hay yếu tố nguy cơ góp phần vào tình trạng này. Đầu tiên là việc chuẩn bị kém cho việc làm cha mẹ. Điều này có thể liên quan đến chính những kinh nghiệm thời ấu thơ về cha mẹ của mình, ở đây cha mẹ của họ dựa vào nguyên tắc trừng phạt của người độc đoán , sự thấu cảm, giải thích, gieo cấy các kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội tất cả đều bị suy giảm vì thế cha mẹ học được cách chính yếu để đối mặt với khó chịu, bực bội là gây hấn. Thành phần thứ hai là kiểm soát kém, điều này có thể được xem như là hậu quả không mong muốn khác của cách chăm sóc độc đoán có tính trừng phạt. Các chiến lược đối mặt nghèo nàn đi kèm theo một cảm nhận dễ bị nhạy cảm với mất kiểm soát: “nếu lời nói không có hiệu quả, tôi có thể làm gì tiếp theo?” Thành phần cuối cùng là các sự kiện gây stress trong cuộc sống, thường là sự tích tụ những vấn đề thông thường hằng ngày về việc làm cha mẹ, hôn nhân, và công việc. Cân bằng đối lập với 3 yếu tố gấy mất ổn định là các yếu tố đệm hay yếu tố bảo vệ: một người vợ hay chồng biết trợ giúp, bạn bè hay tổ chức , ổn định về kinh tế xã hội, thành công trong công việc hay ở trường học hay những người có những cách thức đối mặt có hiệu quả. Giai đoạn thứ hai được đặc trưng bởi xử trí kém các khủng hoảng và khiêu khích cấp thời. Cha mẹ trừng phạt và độc đoán sử dụng các giải pháp tự đánh bại mình và có tính ngắn hạn đối với những vấn đề như là dùng rượu quá mức hay dùng thuốc, chuyển nhà để trốn nợ hay trong trường hợp đối với trẻ em thì trừng phạt thô bạo. Ba yếu tố gây mất ổn định làm cho trừng phạt trở thành lạm dụng. Đầu tiên là sự khuấy động cảm xúc có tính điều kiện hóa. Cha mẹ có nguy cơ lạm dụng thường có nhiều trải nghiệm giận dữ với con mình. Bằng một quá trình theo cách thức điều kiện cổ điển (phản xạ có điều kiện), các mặt đặc biệt về hành vi hay biểu hiện bên ngoài của trẻ như biểu lộ nét mặt, hay khóc lóc có thể làm cho cha mẹ dễ bị kích thích hay nổi cơn giận dữ. |
TÂM BỆNH LÝ > Các rối loạn >