ÁM SỢ XÃ HỘI (Social phobia) BS.Phan Thiệu Xuân Giang Hay còn gọi là rối loạn lo âu xã hội ( Social anxiety disorder) Định nghĩa và các đặc điểm: Định nghĩa: Trẻ có ám sợ xã hội có tự ý thức khổ sở và tránh né các tình huống xã hội, trẻ sợ rằng trẻ sẽ làm điều gì đó sẽ gây ra bối rối và bị làm bẽ mặt. Mỗi suy nghĩ mà nỗi lo lắng của trẻ bộc lộ ra, ví dụ: mặt tôi sẽ bị đỏ, họ sẽ chú ý đến tay tôi rung… đây là những nguồn gốc gây ra những khó chịu có ý nghĩa. Trẻ có ám sợ xã hội thường trải nghiệm các triệu chứng cơ thể trong các tình huống xã hội như tăng nhịp tim, rung, vã mồ hôi, cơn đau bụng, tiêu chảy, đỏ mặt, tâm trí “ bị trống trơn”. Triệu chứng này có thể đạt đến đỉnh điểm là cơn hoảng loạn, lúc này trẻ cảm thấy như bị ngất, mất khả năng kiểm soát ruột, hoặc “ chết”. Trẻ có lo âu xã hội cũng có khuynh hướng không quyết đoán và nhạy cảm quá mức đối với các phê bình chỉ trích. Trong giai đoạn tuổi thiếu nhi, nhìn chung ám sợ xã hội xuất hiện dưới dạng e thẹn quá mức, trẻ có thể phản ứng bằng cách khó chịu cực kỳ đối với sự hiện diện của người lạ, trẻ khóc, bám vào cha mẹ, nổi cơn giận dữ, có biểu hiện ức chế đến mức câm nín. Trẻ thường từ chối tham gia chơi nhóm, đứng bên ngoài các hoạt động xã hội, ưa thích có sự đi kèm của người lớn vào trong nhóm bạn. Ở tuồi thiếu niên, trường học là tâm điểm của nỗi sợ, vì có nhiều tương tác xã hội và thực hành đòi hỏi trẻ phải làm. Các hoạt động vui vẻ đối với những trẻ khác như tiệc sinh nhật, giờ ra chơi… lại là nguồn gốc gây khó chịu cực kỳ cho trẻ. Nỗi sợ và lo lắng trở thành vòng luẩn quẩn. Sự tránh né của trẻ trong các tình huống xã hội làm cản trở khả năng thực hành các kỹ năng xã hội, làm cho trẻ thiếu sự tự tin về xã hội. Sự bối rối xã hội càng xác định thêm cái nhìn tiêu cực về bản thân và góp phần thêm vào sự tránh né xã hội. Bạn bè của trẻ ít quan tâm đến những trẻ hay căng thẳng và rụt rè, trẻ lo âu xã hội có thể bị từ chối và không có bạn bè. Hậu quả có thể làm cho trẻ có lòng tự trọng thấp và mặc cảm tự ti. Các khảo sát về sự phát triển: Nhiều trẻ bị xấu hổ và khó nói với người lớn, tiêu chuẩn của DSM-IV-TR định rõ rằng khó chịu xã hội phải có bằng chứng trong mối liên hệ với bạn bè ( không phải người lớn), trẻ có khả năng có các mối quan hệ phù hợp với tuổi nhưng không thể tham gia vào bởi vì do lo lắng quá mức. Triệu chứng phải hiện diện ít nhất là 6 tháng. |
TÂM BỆNH LÝ > Các rối loạn >