NHỮNG NHẦM LẪN CỦA CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN TRONG KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ TỰ KỶ VÀ PHỤ HUYNH
BS Phan Thiệu Xuân Giang
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHỐI HỢP GIỮA CÁC CHUYÊN NGÀNH VỚI NHAU
-Làm việc với trẻ có nhu cầu đặc biệt như trẻ tự kỷ cần phải có một đội ngũ đa ngành để hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu trong các lãnh vực phát triển của mình, để các nhà chuyên môn có thể hỗ trợ lẫn nhau -Các nhà chuyên môn nào có thể cùng nằm trong một đội ngũ can thiệp cho trẻ tự kỷ: -Các bác sỹ y khoa thuộc các chuyên ngành: tâm thần, thần kinh, nhi khoa phát triển (chưa có tại Việt Nam) và các chuyên ngành khác khi cần thiết như tiêu hoá, răng hàm mặt: Liên quan đến chẩn đoán các vấn đề về y khoa, chẩn đoán tự kỷ, can thiệp các vấn đề y khoa: động kinh, can thiệp thuốc cho các vấn đề hành vi, cảm xúc… -Nhà tâm lý lâm sàng: Thực hiện lượng giá chẩn đoán, lượng giá phát triển -Nhà tâm lý học đường: Có thể sàng lọc, lượng giá và cùng lên kế hoạch can thiệp cho trẻ -Giáo viên chuyên biệt: Lượng giá về học tập (Academic assessment) và lên kế hoạch can thiệp cá nhân -Chuyên viên âm ngữ trị liệu: Lượng giá về phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và can thiệp trên các lãnh vực này. Đôi khi có liên quan đến các can thiệp về ăn uống và nuốt. -Chuyên viên hoạt động trị liệu (Chưa có tại Việt Nam): Liên quan đến các vấn đề xử lý cảm giác của trẻ, giúp cải thiện khả năng thực hiện các chức năng sinh hoạt hằng ngày -Chuyên viên vật lý trị liệu: Liên quan đến cải thiện chức năng vận động như cải thiện trương lực cơ, điều hợp vận động thô như chạy, nhảy, đá, ném bóng…và tham gia các hoạt động thể thao, các bài tập thể lực -Chuyên viên công tác xã hội: Nối kết gia đình với các dịch vụ vàcó thể huấn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ -Vai trò của phụ huynh: Ủng hộ con mình, phối hợp với nhà chuyên môn để khái quát các kỹ năng của trẻ vào môi trường gia đình và cộng đồng. Hỗ trợ nâng đỡ các phụ huynh khác, thành lập các hội để có thể có tiếng nói chung ảnh hưởng tích cực đến chính sách dành cho trẻ tự kỷ
SỰ NHẦM LẪN VỀ VAI TRÒ -Người không có vai trò chẩn đoán và lượng giá tâm lý, phát triển thì lại đi làm về lãnh vực này: Ví dụ, các nhà giáo dục đặc biệt lại đi cho lời khuyên về chẩn đoán bệnh lý như tự kỷ hay bại não hay làm cả lượng giá tâm lý, phát triển -Một số giáo viên chuyên biệt cho lời khuyên về việc uống thuốc và có khi nói phụ huynh dừng cả thuốc chống động kinh ở trẻ bị động kinh mà không có tham khảo ý kiến của thầy thuốc -Một số người học trái ngành như xã hội học rồi đi làm về tự kỷ, tâm lý lâm sàng…cho lời khuyên về chẩn đoán bại não, động kinh… -Các bác sỹ khi chẩn đoán rồi làm tư vấn ban đầu về học hoà nhập trong khi trẻ chưa có kỹ năng hoà nhập -Việc thực hiện các lượng giá về phát triển được dạy tràn lan, ai cũng có thể đi học và không có sự giám sát theo dõi để đánh giá mức độ tin cậy: Các lượng giá như Bayley-III ai cũng thấy đi học được, kể cả phụ huynh! Các lượng giá Vineland-2 cũng vậy, đủ mọi nhà chuyên môn. -Việc thực hiện các lượng giá phát triển đòi hỏi phải có chuyên môn về lâm sàng và thường là ở Level C (Theo quy định của các nhà xuất bản như Pearson hay WPS) -Thiếu vắng sự phối hợp và trao đổi giữa các chuyên ngành với nhau, nếu có thì chỉ rời rạc và không thường xuyên -Chưa có những trung tâm kiểm định chất lượng về chuyên môn và tiêu chí hành nghề dựa vào năng lực thực hành có giám sát mà phần lớn là hành nghề dựa vào bằng cấp, học vị, học hàm nhưng thiếu vắng kinh nghiệm -Phụ huynh trở thành nhà chuyên môn mà không được học hành bài bản rồi chỉ lấy trường hợp của con mình áp dụng cho tất cả các trường hợp -Các nhà chuyên môn đóng kín không có trao đổi với phụ huynh -Việc chuẩn hoá các công cụ còn thiếu vắng: Các công cụ như PEP-3, Bayley III chưa được chuẩn hoá trên số lượng lớn nhưng vẫn được dạy và làm tràn lan -Một số nơi tuyển những người không có chuyên môn trong lãnh vực tâm lý, giáo dục…để làm việc với trẻ tự kỷ -Nhiều người chỉ muốn học các công cụ lượng giá cho nhiều và nghĩ rằng có thể làm ngay cho trẻ. Điều nay đưa đến việc có thể kết luận sai vì thiếu kinh nghiệm thực hành lâm sàng -Việc học các lượng giá hay các loại can thiệp cần có các mức độ khác nhau: Thực hành lâm sàng, người huấn luyện, người làm nghiên cứu…và cần thoả mãn các mức độ ấy do các nhà xuất bản test hay các chương trình can thiệp đề ra. -Nhầm lẫn vai trò có thể dẫn đến nhầm lẫn về xác định vấn đề và hướng can thiệp cho trẻ
NHẦM LẪN TRONG CHẨN ĐOÁN -Chẩn đoán quá nhanh: Chỉ quan sát vài phút, thiếu kinh nghiệm và đưa ra kết luận chỉ dựa vào một vài triệu chứng, ví dụ như trẻ tăng động, lăng xăng trên một nền không có tương tác và giao tiếp thì lại chẩn đoán là Rối loạn tăng động kém chú ý! -Chẩn đoán riêng lẻ nhiều vấn đề cùng một lúc, không nắm được nguyên tắc làm chẩn đoán, nếu các vấn đề đã nằm trong một loại rối loạn thì không thể tách riêng ra, ví dụ: Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, rối loạn âm lời nói rồi còn rối loạn phổ tự kỷ ! Rối loạn phổ tự kỷ đã bao gồm luôn cả vấn đề về ngôn ngữ diễn đạt và âm lời nói rồi. -Chẩn đoán quá chậm: -Người làm chẩn đoán không nắm rõ về phát triển cũng như các tiêu chí về thời gian trong các sổ tay chẩn đoán, gặp các triệu chứng không điển hình hoặc trẻ có chức năng cao, có ngôn ngữ và lúng túng nên tìm cách nói giảm nhẹ hay trì hoãn bằng cách nói với phụ huynh: - “Không sao đâu, cho con đi học mẫu giáo”, hoặc “ chờ đến 3 tuổi mới chẩn đoán được tự kỷ” hay “về chơi với con nhiều hơn là đủ” - Hoặc đưa ra giải thích sai rằng do con chơi với máy móc điện tử gây ra tình trạng trên nên về không cho con chơi là đủ làm an tâm phụ huynh. -Nhà chuyên môn ngại đưa ra chẩn đoán vì không chắc chắn, không nắm vững các loại rối loạn khác nhau để làm chẩn đoán phân biệt để có thể giải thích cho phụ huynh hiểu hay sợ mất lòng phụ huynh NHẦM LẪN TRONG CÁC TIẾP CẬN CAN THIỆP -Trẻ cần nhiều giờ can thiệp cá nhân khi chưa có các kỹ năng giao tiếp sớm thì lại khuyên đi học hoà nhập hay đi học trường bình thường “ để học được kỹ năng từ trẻ khác” -Chỉ chăm chú đến dạy các kỹ năng nhận thức trong khi đó quên đi các điểm suy kém cốt lõi của tự kỷ là sự chú ý đến người khác, giao tiếp qua cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ và chơi biểu tượng -Can thiệp không dựa trên tiềm năng của trẻ mà chỉ đặt ra mục tiêu mình mong muốn trẻ đạt được -Không đánh giá được kỹ năng nền và kỹ năng trần của trẻ, dạy các kỹ năng quá mức nền và trẻ không thực hiện được nên gây nản -Người làm can thiệp không quen với chơi đùa, tương tác với trẻ mà chỉ dạy trẻ một vài kỹ năng lập đi lập lại, có nguy cơ làm cho trẻ rập khuôn nhiều hơn -Thiếu chương trình khái quát hoá -Thiếu sự đồng thuận giữa nhà chuyên môn và phụ huynh về kế hoạch can thiệp cho trẻ -Có những nơi không trao đổi với phụ huynh những điều mình đã làm để giúp phụ huynh giúp con mình, các hoạt động can thiệp chỉ diễn ra ở trung tâm trong khi đó hầu hết các can thiệp trên thế giới đều có phụ huynh tham gia vào chương trình can thiệp -Áp dụng các loại can thiệp không có chứng cớ khoa học như mát-xa, bấm huyệt, châm cứu… -Nhầm lẫn giữa các liệu pháp chính thống có chứng cớ khoa học và liệu pháp bổ sung, ví dụ: điều hoà cảm giác, âm nhạc trị liệu, neurofeed back, động vật trị liệu…không phải là liệu pháp chính thống mà chỉ dùng để hỗ trợ
|
Bài mới >