Bài mới‎ > ‎

Can thiệp có chứng cớ khoa học (Evident based intervention)

đăng 21:57 11 thg 7, 2017 bởi Giang Phan   [ đã cập nhật 22:59 11 thg 7, 2017 ]

CAN THIỆP DỰA VÀO CHỨNG CỚ

                                                             BS. Phan Thiệu Xuân Giang


Có rất nhiều liệu pháp dùng để can thiệp tâm lý hay các vấn đề về phát triển. Có những cách can thiệp có tính bài bản, khoa học, có thể quan sát, đo đạc và theo dõi sự tiến triển. Có những cách can thiệp không có khoa học rõ ràng, chủ quan, cảm tính, đang nằm trong nghiên cứu hay thậm chí có thể vô bổ và gây hại. Do nhu cầu và hiểu biết của thân chủ và phụ huynh có khi còn hạn chế về các loại can thiệp chuyên môn, hoang mang, thiếu hướng dẫn của nhà chuyên môn bài bản nên dễ tin những quảng cáo và thông tin thiếu chuyên môn. Nếu không có phản biện khách quan và hiểu biết đầy đủ, khoa học giả tạo hay các hình thức trục lợi sẽ dễ dàng phát triển.

Bài viết này tóm tắt thông tin cơ bản về can thiệp có chứng cớ trong thực hành trị liệu tâm lý và các vấn đề phát triển. 

APA có thể là viết tắt của hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (www.psychiatry.org) hay hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (www.apa.org ), trong phần này nói đến hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ.

Với phong trào sử dụng các trị liệu được ủng hộ thực nghiệm, phần 12 trong các nhiệm vụ cần phải thực hiện của APA (tâm lý lâm sàng) đã giới thiệu một nhiệm vụ cần thực hiện nhằm định nghĩa, thúc đẩy và phổ biến các trị liệu tâm lý phù hợp với những tiêu chuẩn khoa học. Nhằm để xem như được thực nghiệm ủng hộ, các phương pháp trị liệu phải được thử nghiệm trong những nghiên cứu mà đạt được các tiêu chuẩn nghi vấn khoa học.

Đầu tiên trị liệu thực nghiệm phải được so sánh với nhóm chứng (Control group) bất kể là không điều trị, giả dược, hay điều trị thay thế.

Thứ hai, các nghiên cứu phải được phân công ngẫu nhiên cho những ứng viên đối với các điều kiện trị liệu do đó mà khuynh hướng chọn lựa không thể làm sai lệch kết quả (Randomized control study, randomized control trial)

Thứ ba, các can thiệp cần phải được thực hiện việc sử dụng một sổ tay điều trị mà mỗi nhà trị liệu bám theo các thủ thuật và nguyên lý của trị liệu đó trong nghiên cứu.

Thứ tư, phải có một dân số được định nghĩa mà nghiên cứu dựa vào, với các tiêu chí chọn lựa rõ ràng sẽ cho phép những nhà nghiên cứu biết được đối với ai thì phương pháp trị liệu đặc hiệu chứng minh là mang lại cải thiện.

Thứ năm, việc đo lường kết quả phải tin cậy và có giá trị hơn là chỉ dựa vào đánh giá chủ quan và chủ nghĩa ấn tượng của nhà trị liệu hay thân chủ.

Thứ sáu, phân tích dữ liệu phải được thực hiện theo cách thức thích hợp và có giá trị.

Tóm lại, mỗi cách trong những thủ thuật này được thiết kế nhằm bảo đảm rằng câu hỏi trong nghiên cứu được thực hiện theo cách thức thực nghiệm.

Nhiệm vụ cần thực hiện được thiết lập theo ba mức ủng hộ thực nghiệm:

Ba mức độ chứng cớ: Có thể có hiệu quả, có hiệu quả, có hiệu quả và chuyên biệt. Mức có hiệu quả chuyên biệt là mức chứng cớ cao nhất, tức là can thiệp đó có hiệu quả rõ ràng, hơn hẳn những can thiệp hay trị liệu khác, có thể theo dõi, đo đạc về mặt khoa học.

Còn nếu mức chứng cớ quá kém như không rõ ràng, không có hiệu quả hay có nguy cơ gây hại thì nên cảnh báo để mọi người biết, tránh nhầm lẫn hay ngộ nhận.

Phải có một bằng chứng nghiên cứu được thiết kế đầy đủ cho thấy sự ưu việt của phương pháp trị liệu trong khi so sánh với điều kiện đối chứng. Để thoả mãn được tiêu chuẩn có hiệu quả cao hơn, tính ưu việt của điều trị phải được chứng tỏ trong ít nhất hai nơi thực nghiệm độc lập. Để thoả mãn được tiêu chuẩn có hiệu quả cao nhất: có hiệu quả và đặc hiệu, can thiệp phải cho thấy có hiệu quả hơn hẳn một điều trị thay thế thực sự được ít nhất hai nhóm những nhà nghiên cứu độc lập.

Mặc dù các tiêu chí tạo ra những tranh cãi tương đối nhưng chúng ngày càng được chấp nhận và nói đến trong tài liệu về tính hiệu quả của tâm lý trị liệu.

Sự khác biệt về văn hoá, chủng tộc và các can thiệp:

Sự khác biệt về văn hoá trong tâm bệnh học: Các rối loạn đặc biệt có thể lưu hành nhiều hơn trong các nhóm chủng tộc đặc biệt, có thể là do những đặc tính của những vấn đề xã hội, các thực hành văn hoá xã hội, hay các định nghĩa đặc hiệu theo tính văn hoá về thế nào là bình thường, thế nào là tâm bệnh lý. Ví dụ, thù hằn và định kiến đi kèm với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn cư xử ở trẻ em người Mỹ gốc Phi. Stress đi kèm với nhập cư có thể làm gia tăng nguy cơ lo âu ở trẻ em tị nạn vùng Đông Dương. Mất mát lập đi lập lại đi kèm với tỷ lệ chết cao và chuyển chỗ trong gia đình có thể làm khởi phát trầm cảm ở thanh niên thổ dân Mỹ. Mặt khác niềm tin của cha mẹ về tính xã hội hoá và hành vi đúng của trẻ có thể dẫn đến sự khác biệt về văn hoá trong tỷ lệ của những rối loạn. Ví dụ như ở Thailand, nơi mà nền văn hoá khuyến khích sự kềm nén, tôn trọng và bình an, trẻ được gửi đi khám vì những vấn đề nội hoá nhiều hơn. Ngược lại, ở Mỹ, nơi mà sự độc lập, cạnh tranh được khuyến khích, tỷ lệ trẻ được gửi đi khám vì có những vấn đề ngoại hoá nhiều hơn.

Sự khác biệt về văn hoá trong điều trị:

Liên quan đến cả hai: Khả năng tiếp cận và hiệu quả. Ví dụ, những gia đình có thu nhập thấp trong chủng tộc thiểu số ít tìm kiếm sự trợ giúp từ những nhà chuyên môn về sức khoẻ tâm thần hơn, đặc biệt là những cơ quan không quen thuộc của một nền văn hoá chiếm đa số và đội ngũ các nhà chuyên môn. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy rằng một khi họ được điều trị, những gia đình dân tộc thiểu số thường bỏ cuộc, thông thường là ngay sau cuộc trị liệu đầu tiên. Vì thế, điều trị có thể tiếp cận được và đáp ứng đối với các thân chủ là dân tộc thiểu số là điều quan trọng. Hơn nữa, các kỹ thuật có hiệu quả trong một nền văn hoá chưa chắc đã “phù hợp” với nền văn hoá khác. Ví dụ như nhà trị liệu hành vi khi làm việc với những gia đình người Hoa báo lại rằng những niềm tin văn hoá về cách thức nuôi dưỡng của cha mẹ và cấu trúc của gia đình tạo ra sự đề kháng có ý nghĩa từ những cha mẹ người Hoa là những người được yêu cầu chơi với trẻ hay phớt lờ ngẫu nhiên trẻ.

Sự khác biệt về văn hoá trong kiến thức: Xuất hiện khi người làm lâm sàng và thân chủ đến từ những nền tảng văn hoá khác nhau. Sự yếu kém về kiến thức văn hoá như vậy sẽ xuất hiện không chỉ trong hoạt động của hầu hết các nhà chuyên môn về sức khoẻ tâm thần mà còn thiếu sự chú ý đến những khác biệt ở đối tượng và gia đình trong các tài liệu lâm sàng và nghiên cứu. Kết quả là, nếu nhà trị liệu chỉ hiểu biết về chính nền văn hoá của mình, họ sẽ dễ hiểu nhầm và thậm chí tâm bệnh lý hoá những thực hành và giá trị bình thường có liên quan đến nền văn hóa khác.

Nguồn tham khảo:

1) Developmental psychopathology, Patricia K. Kerig & Amada Ludlow, 2015

2) www.apa.org

 

Comments