Bài mới
NHỮNG NHẦM LẪN CỦA CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN TRONG KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ TỰ KỶ VÀ PHỤ HUYNH
NHỮNG NHẦM LẪN CỦA CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN TRONG KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ TỰ KỶ VÀ PHỤ HUYNH
BS Phan Thiệu Xuân Giang
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHỐI HỢP GIỮA CÁC CHUYÊN NGÀNH VỚI NHAU
-Làm việc với trẻ có nhu cầu đặc biệt như trẻ tự kỷ cần phải có một đội ngũ đa ngành để hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu trong các lãnh vực phát triển của mình, để các nhà chuyên môn có thể hỗ trợ lẫn nhau -Các nhà chuyên môn nào có thể cùng nằm trong một đội ngũ can thiệp cho trẻ tự kỷ: -Các bác sỹ y khoa thuộc các chuyên ngành: tâm thần, thần kinh, nhi khoa phát triển (chưa có tại Việt Nam) và các chuyên ngành khác khi cần thiết như tiêu hoá, răng hàm mặt: Liên quan đến chẩn đoán các vấn đề về y khoa, chẩn đoán tự kỷ, can thiệp các vấn đề y khoa: động kinh, can thiệp thuốc cho các vấn đề hành vi, cảm xúc… -Nhà tâm lý lâm sàng: Thực hiện lượng giá chẩn đoán, lượng giá phát triển -Nhà tâm lý học đường: Có thể sàng lọc, lượng giá và cùng lên kế hoạch can thiệp cho trẻ -Giáo viên chuyên biệt: Lượng giá về học tập (Academic assessment) và lên kế hoạch can thiệp cá nhân -Chuyên viên âm ngữ trị liệu: Lượng giá về phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và can thiệp trên các lãnh vực này. Đôi khi có liên quan đến các can thiệp về ăn uống và nuốt. -Chuyên viên hoạt động trị liệu (Chưa có tại Việt Nam): Liên quan đến các vấn đề xử lý cảm giác của trẻ, giúp cải thiện khả năng thực hiện các chức năng sinh hoạt hằng ngày -Chuyên viên vật lý trị liệu: Liên quan đến cải thiện chức năng vận động như cải thiện trương lực cơ, điều hợp vận động thô như chạy, nhảy, đá, ném bóng…và tham gia các hoạt động thể thao, các bài tập thể lực -Chuyên viên công tác xã hội: Nối kết gia đình với các dịch vụ vàcó thể huấn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ -Vai trò của phụ huynh: Ủng hộ con mình, phối hợp với nhà chuyên môn để khái quát các kỹ năng của trẻ vào môi trường gia đình và cộng đồng. Hỗ trợ nâng đỡ các phụ huynh khác, thành lập các hội để có thể có tiếng nói chung ảnh hưởng tích cực đến chính sách dành cho trẻ tự kỷ
SỰ NHẦM LẪN VỀ VAI TRÒ -Người không có vai trò chẩn đoán và lượng giá tâm lý, phát triển thì lại đi làm về lãnh vực này: Ví dụ, các nhà giáo dục đặc biệt lại đi cho lời khuyên về chẩn đoán bệnh lý như tự kỷ hay bại não hay làm cả lượng giá tâm lý, phát triển -Một số giáo viên chuyên biệt cho lời khuyên về việc uống thuốc và có khi nói phụ huynh dừng cả thuốc chống động kinh ở trẻ bị động kinh mà không có tham khảo ý kiến của thầy thuốc -Một số người học trái ngành như xã hội học rồi đi làm về tự kỷ, tâm lý lâm sàng…cho lời khuyên về chẩn đoán bại não, động kinh… -Các bác sỹ khi chẩn đoán rồi làm tư vấn ban đầu về học hoà nhập trong khi trẻ chưa có kỹ năng hoà nhập -Việc thực hiện các lượng giá về phát triển được dạy tràn lan, ai cũng có thể đi học và không có sự giám sát theo dõi để đánh giá mức độ tin cậy: Các lượng giá như Bayley-III ai cũng thấy đi học được, kể cả phụ huynh! Các lượng giá Vineland-2 cũng vậy, đủ mọi nhà chuyên môn. -Việc thực hiện các lượng giá phát triển đòi hỏi phải có chuyên môn về lâm sàng và thường là ở Level C (Theo quy định của các nhà xuất bản như Pearson hay WPS) -Thiếu vắng sự phối hợp và trao đổi giữa các chuyên ngành với nhau, nếu có thì chỉ rời rạc và không thường xuyên -Chưa có những trung tâm kiểm định chất lượng về chuyên môn và tiêu chí hành nghề dựa vào năng lực thực hành có giám sát mà phần lớn là hành nghề dựa vào bằng cấp, học vị, học hàm nhưng thiếu vắng kinh nghiệm -Phụ huynh trở thành nhà chuyên môn mà không được học hành bài bản rồi chỉ lấy trường hợp của con mình áp dụng cho tất cả các trường hợp -Các nhà chuyên môn đóng kín không có trao đổi với phụ huynh -Việc chuẩn hoá các công cụ còn thiếu vắng: Các công cụ như PEP-3, Bayley III chưa được chuẩn hoá trên số lượng lớn nhưng vẫn được dạy và làm tràn lan -Một số nơi tuyển những người không có chuyên môn trong lãnh vực tâm lý, giáo dục…để làm việc với trẻ tự kỷ -Nhiều người chỉ muốn học các công cụ lượng giá cho nhiều và nghĩ rằng có thể làm ngay cho trẻ. Điều nay đưa đến việc có thể kết luận sai vì thiếu kinh nghiệm thực hành lâm sàng -Việc học các lượng giá hay các loại can thiệp cần có các mức độ khác nhau: Thực hành lâm sàng, người huấn luyện, người làm nghiên cứu…và cần thoả mãn các mức độ ấy do các nhà xuất bản test hay các chương trình can thiệp đề ra. -Nhầm lẫn vai trò có thể dẫn đến nhầm lẫn về xác định vấn đề và hướng can thiệp cho trẻ
NHẦM LẪN TRONG CHẨN ĐOÁN -Chẩn đoán quá nhanh: Chỉ quan sát vài phút, thiếu kinh nghiệm và đưa ra kết luận chỉ dựa vào một vài triệu chứng, ví dụ như trẻ tăng động, lăng xăng trên một nền không có tương tác và giao tiếp thì lại chẩn đoán là Rối loạn tăng động kém chú ý! -Chẩn đoán riêng lẻ nhiều vấn đề cùng một lúc, không nắm được nguyên tắc làm chẩn đoán, nếu các vấn đề đã nằm trong một loại rối loạn thì không thể tách riêng ra, ví dụ: Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, rối loạn âm lời nói rồi còn rối loạn phổ tự kỷ ! Rối loạn phổ tự kỷ đã bao gồm luôn cả vấn đề về ngôn ngữ diễn đạt và âm lời nói rồi. -Chẩn đoán quá chậm: -Người làm chẩn đoán không nắm rõ về phát triển cũng như các tiêu chí về thời gian trong các sổ tay chẩn đoán, gặp các triệu chứng không điển hình hoặc trẻ có chức năng cao, có ngôn ngữ và lúng túng nên tìm cách nói giảm nhẹ hay trì hoãn bằng cách nói với phụ huynh: - “Không sao đâu, cho con đi học mẫu giáo”, hoặc “ chờ đến 3 tuổi mới chẩn đoán được tự kỷ” hay “về chơi với con nhiều hơn là đủ” - Hoặc đưa ra giải thích sai rằng do con chơi với máy móc điện tử gây ra tình trạng trên nên về không cho con chơi là đủ làm an tâm phụ huynh. -Nhà chuyên môn ngại đưa ra chẩn đoán vì không chắc chắn, không nắm vững các loại rối loạn khác nhau để làm chẩn đoán phân biệt để có thể giải thích cho phụ huynh hiểu hay sợ mất lòng phụ huynh NHẦM LẪN TRONG CÁC TIẾP CẬN CAN THIỆP -Trẻ cần nhiều giờ can thiệp cá nhân khi chưa có các kỹ năng giao tiếp sớm thì lại khuyên đi học hoà nhập hay đi học trường bình thường “ để học được kỹ năng từ trẻ khác” -Chỉ chăm chú đến dạy các kỹ năng nhận thức trong khi đó quên đi các điểm suy kém cốt lõi của tự kỷ là sự chú ý đến người khác, giao tiếp qua cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ và chơi biểu tượng -Can thiệp không dựa trên tiềm năng của trẻ mà chỉ đặt ra mục tiêu mình mong muốn trẻ đạt được -Không đánh giá được kỹ năng nền và kỹ năng trần của trẻ, dạy các kỹ năng quá mức nền và trẻ không thực hiện được nên gây nản -Người làm can thiệp không quen với chơi đùa, tương tác với trẻ mà chỉ dạy trẻ một vài kỹ năng lập đi lập lại, có nguy cơ làm cho trẻ rập khuôn nhiều hơn -Thiếu chương trình khái quát hoá -Thiếu sự đồng thuận giữa nhà chuyên môn và phụ huynh về kế hoạch can thiệp cho trẻ -Có những nơi không trao đổi với phụ huynh những điều mình đã làm để giúp phụ huynh giúp con mình, các hoạt động can thiệp chỉ diễn ra ở trung tâm trong khi đó hầu hết các can thiệp trên thế giới đều có phụ huynh tham gia vào chương trình can thiệp -Áp dụng các loại can thiệp không có chứng cớ khoa học như mát-xa, bấm huyệt, châm cứu… -Nhầm lẫn giữa các liệu pháp chính thống có chứng cớ khoa học và liệu pháp bổ sung, ví dụ: điều hoà cảm giác, âm nhạc trị liệu, neurofeed back, động vật trị liệu…không phải là liệu pháp chính thống mà chỉ dùng để hỗ trợ
|
Can thiệp có chứng cớ khoa học (Evident based intervention)
CAN THIỆP DỰA VÀO CHỨNG CỚ BS. Phan Thiệu Xuân Giang Có rất nhiều liệu pháp dùng để can thiệp tâm lý hay các vấn đề về phát triển. Có những cách can thiệp có tính bài bản, khoa học, có thể quan sát, đo đạc và theo dõi sự tiến triển. Có những cách can thiệp không có khoa học rõ ràng, chủ quan, cảm tính, đang nằm trong nghiên cứu hay thậm chí có thể vô bổ và gây hại. Do nhu cầu và hiểu biết của thân chủ và phụ huynh có khi còn hạn chế về các loại can thiệp chuyên môn, hoang mang, thiếu hướng dẫn của nhà chuyên môn bài bản nên dễ tin những quảng cáo và thông tin thiếu chuyên môn. Nếu không có phản biện khách quan và hiểu biết đầy đủ, khoa học giả tạo hay các hình thức trục lợi sẽ dễ dàng phát triển. Bài viết này tóm tắt thông tin cơ bản về can thiệp có chứng cớ trong thực hành trị liệu tâm lý và các vấn đề phát triển. APA có thể là viết tắt của hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (www.psychiatry.org) hay hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (www.apa.org ), trong phần này nói đến hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ. Với phong trào sử dụng các trị liệu được ủng hộ thực nghiệm, phần 12 trong các nhiệm vụ cần phải thực hiện của APA (tâm lý lâm sàng) đã giới thiệu một nhiệm vụ cần thực hiện nhằm định nghĩa, thúc đẩy và phổ biến các trị liệu tâm lý phù hợp với những tiêu chuẩn khoa học. Nhằm để xem như được thực nghiệm ủng hộ, các phương pháp trị liệu phải được thử nghiệm trong những nghiên cứu mà đạt được các tiêu chuẩn nghi vấn khoa học. Đầu tiên trị liệu thực nghiệm phải được so sánh với nhóm chứng (Control group) bất kể là không điều trị, giả dược, hay điều trị thay thế. Thứ hai, các nghiên cứu phải được phân công ngẫu nhiên cho những ứng viên đối với các điều kiện trị liệu do đó mà khuynh hướng chọn lựa không thể làm sai lệch kết quả (Randomized control study, randomized control trial) Thứ ba, các can thiệp cần phải được thực hiện việc sử dụng một sổ tay điều trị mà mỗi nhà trị liệu bám theo các thủ thuật và nguyên lý của trị liệu đó trong nghiên cứu. Thứ tư, phải có một dân số được định nghĩa mà nghiên cứu dựa vào, với các tiêu chí chọn lựa rõ ràng sẽ cho phép những nhà nghiên cứu biết được đối với ai thì phương pháp trị liệu đặc hiệu chứng minh là mang lại cải thiện. Thứ năm, việc đo lường kết quả phải tin cậy và có giá trị hơn là chỉ dựa vào đánh giá chủ quan và chủ nghĩa ấn tượng của nhà trị liệu hay thân chủ. Thứ sáu, phân tích dữ liệu phải được thực hiện theo cách thức thích hợp và có giá trị. Tóm lại, mỗi cách trong những thủ thuật này được thiết kế nhằm bảo đảm rằng câu hỏi trong nghiên cứu được thực hiện theo cách thức thực nghiệm. Nhiệm vụ cần thực hiện được thiết lập theo ba mức ủng hộ thực nghiệm: Ba mức độ chứng cớ: Có thể có hiệu quả, có hiệu quả, có hiệu quả và chuyên biệt. Mức có hiệu quả chuyên biệt là mức chứng cớ cao nhất, tức là can thiệp đó có hiệu quả rõ ràng, hơn hẳn những can thiệp hay trị liệu khác, có thể theo dõi, đo đạc về mặt khoa học. Còn nếu mức chứng cớ quá kém như không rõ ràng, không có hiệu quả hay có nguy cơ gây hại thì nên cảnh báo để mọi người biết, tránh nhầm lẫn hay ngộ nhận. Phải có một bằng chứng nghiên cứu được thiết kế đầy đủ cho thấy sự ưu việt của phương pháp trị liệu trong khi so sánh với điều kiện đối chứng. Để thoả mãn được tiêu chuẩn có hiệu quả cao hơn, tính ưu việt của điều trị phải được chứng tỏ trong ít nhất hai nơi thực nghiệm độc lập. Để thoả mãn được tiêu chuẩn có hiệu quả cao nhất: có hiệu quả và đặc hiệu, can thiệp phải cho thấy có hiệu quả hơn hẳn một điều trị thay thế thực sự được ít nhất hai nhóm những nhà nghiên cứu độc lập. Mặc dù các tiêu chí tạo ra những tranh cãi tương đối nhưng chúng ngày càng được chấp nhận và nói đến trong tài liệu về tính hiệu quả của tâm lý trị liệu. Sự khác biệt về văn hoá, chủng tộc và các can thiệp: Sự khác biệt về văn hoá trong tâm bệnh học: Các rối loạn đặc biệt có thể lưu hành nhiều hơn trong các nhóm chủng tộc đặc biệt, có thể là do những đặc tính của những vấn đề xã hội, các thực hành văn hoá xã hội, hay các định nghĩa đặc hiệu theo tính văn hoá về thế nào là bình thường, thế nào là tâm bệnh lý. Ví dụ, thù hằn và định kiến đi kèm với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn cư xử ở trẻ em người Mỹ gốc Phi. Stress đi kèm với nhập cư có thể làm gia tăng nguy cơ lo âu ở trẻ em tị nạn vùng Đông Dương. Mất mát lập đi lập lại đi kèm với tỷ lệ chết cao và chuyển chỗ trong gia đình có thể làm khởi phát trầm cảm ở thanh niên thổ dân Mỹ. Mặt khác niềm tin của cha mẹ về tính xã hội hoá và hành vi đúng của trẻ có thể dẫn đến sự khác biệt về văn hoá trong tỷ lệ của những rối loạn. Ví dụ như ở Thailand, nơi mà nền văn hoá khuyến khích sự kềm nén, tôn trọng và bình an, trẻ được gửi đi khám vì những vấn đề nội hoá nhiều hơn. Ngược lại, ở Mỹ, nơi mà sự độc lập, cạnh tranh được khuyến khích, tỷ lệ trẻ được gửi đi khám vì có những vấn đề ngoại hoá nhiều hơn. Sự khác biệt về văn hoá trong điều trị: Liên quan đến cả hai: Khả năng tiếp cận và hiệu quả. Ví dụ, những gia đình có thu nhập thấp trong chủng tộc thiểu số ít tìm kiếm sự trợ giúp từ những nhà chuyên môn về sức khoẻ tâm thần hơn, đặc biệt là những cơ quan không quen thuộc của một nền văn hoá chiếm đa số và đội ngũ các nhà chuyên môn. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy rằng một khi họ được điều trị, những gia đình dân tộc thiểu số thường bỏ cuộc, thông thường là ngay sau cuộc trị liệu đầu tiên. Vì thế, điều trị có thể tiếp cận được và đáp ứng đối với các thân chủ là dân tộc thiểu số là điều quan trọng. Hơn nữa, các kỹ thuật có hiệu quả trong một nền văn hoá chưa chắc đã “phù hợp” với nền văn hoá khác. Ví dụ như nhà trị liệu hành vi khi làm việc với những gia đình người Hoa báo lại rằng những niềm tin văn hoá về cách thức nuôi dưỡng của cha mẹ và cấu trúc của gia đình tạo ra sự đề kháng có ý nghĩa từ những cha mẹ người Hoa là những người được yêu cầu chơi với trẻ hay phớt lờ ngẫu nhiên trẻ. Sự khác biệt về văn hoá trong kiến thức: Xuất hiện khi người làm lâm sàng và thân chủ đến từ những nền tảng văn hoá khác nhau. Sự yếu kém về kiến thức văn hoá như vậy sẽ xuất hiện không chỉ trong hoạt động của hầu hết các nhà chuyên môn về sức khoẻ tâm thần mà còn thiếu sự chú ý đến những khác biệt ở đối tượng và gia đình trong các tài liệu lâm sàng và nghiên cứu. Kết quả là, nếu nhà trị liệu chỉ hiểu biết về chính nền văn hoá của mình, họ sẽ dễ hiểu nhầm và thậm chí tâm bệnh lý hoá những thực hành và giá trị bình thường có liên quan đến nền văn hóa khác. Nguồn tham khảo: 1) Developmental psychopathology, Patricia K. Kerig & Amada Ludlow, 2015 2) www.apa.org
|
KHUYẾN CÁO CỦA CDC VỀ THEO DÕI VÀ SÀNG LỌC PHÁT TRIỂN, CÁC XÉT NGHIỆM VÀ CAN THIỆP DÀNH CHO TỰ KỶ KHÔNG CÓ CHỨNG CỚ KHOA HỌC
Hiệp hội Nhi Khoa của Mỹ (AAP), tháng 7/ 2006 Xác định sớm những rối loạn phát triển là điều rất quan trọng cho sự khỏe mạnh của trẻ và gia đình.. Đây là một chức năng không thể thiếu đối các tuyến y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu và là một trách nhiệm phù hợp với tất cả các nhà chuyên môn chăm sóc sức khỏe trẻ em. Xem tiếp... |
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ, YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG ĐỐI VỚI RỐI LOẠN HỌC TẬP VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC THẦN KINH CỦA RỐI LOẠN NÀY.
Rối loạn học tập chuyên biệt là một rối loạn phát triển thần kinh có căn nguyên sinh học (Biological origin), nền tảng của các bất thường nằm ở mức nhận thức (về chữ, số…) và kèm theo các dấu hiệu về hành vi (Behavioral signs) như thực hiện việc đọc, viết, tính toán. Căn nguyên sinh học gồm có sự tác động qua lại giữa các yếu tố di truyền và môi trường làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận hay xử lý thông tin bằng lời nói hay không lời nói của não bộ một cách có hiệu quả và chính xác...Xem tiếp |
THEO DÕI BẰNG MRI CHỨC NĂNG (fMRI) VỀ VIỆC GIẢM BỚT HÀNH VI LẬP LẠI Ở NGƯỜI TỰ KỶ
Tự kỷ được đặc trưng bởi sự hoạt hoá bất thường của não trán trước trong khi kiểm soát nhận thức. Trong nghiên cứu này, hình ảnh cộng hưởng từ chức năng ( fMRI) được sử dụng để xem xét hoạt động của não trong khi thực hiện nhiệm vụ khó khăn ở 2 người nam bị tự kỷ có chức năng cao trước và sau 12 tuần được điều trị bằng Citalopram là một loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc ( SSRI). Một người cho thấy có giảm đi hành vi lập lại rõ ràng và người khác thì lại có biểu hiện hơi xấu hơn. Hoạt hoá não tương ứng với vùng trán trước chỉ xảy ra ở người có biểu hiện cải thiện những triệu chứng hành vi lập đi lập lại. Những phát hiện này gợi ý rằng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng ( fMRI) có thể làm sáng tỏ những cơ chế hoạt động có tiềm năng đối với những can thiệp có mục tiêu cho rối loạn tự kỷ. Theo Docguide.com |
RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ : TỪ PHÁT HIỆN SỚM ĐẾN CAN THIỆP, CẬP NHẬT DSM-5 (2013)
Tự kỷ ngày càng gia tăng trên thế giới, ở tại Việt Nam thuật ngữ “ tự kỷ” ngày càng được nhiều người biết đến hơn, đặc biệt là các phụ huynh hay các nhà chuyên môn làm việc với trẻ em. Trong những năm vào thập niên 1990, chúng tôi cũng đã nghe và đọc được những tài liệu của một số chuyên gia nước ngoài đến từ Thụy Sĩ và Pháp nói về tự kỷ, có một số tài liệu dùng những thuật ngữ khác nhau như: tự bế, tự toả. Những nghiên cứu về dịch tễ học gần đây ghi nhận một sự gia tăng về số lượng các cá nhân được xác định có rối loạn tự kỷ trong thập niên vừa qua (Tidmarsh & Volkmar). Những nghiên cứu trước đây gợi ý rằng tự kỷ cổ điển là một rối loạn tương đối hiếm gặp: từ 4-6/10.000 hoặc khoảng 1/ 2.000, theo Lotter , 1967), những phát hiện gần đây hơn cho thấy khi chúng ta nhìn tự kỷ dưới góc độ “ một phổ của các rối loạn” bao gồm những trẻ ở mức độ nhẹ nhất của phổ (ví dụ như: rối loạn Asperger và rối loạn phát triển lan toả- không biệt định) , khi nhìn dưới góc độnày thì tự kỷ có tỷ lệ lưu hành (Prevalent) nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây (60/10.000 hoặc xấp xỉ 1/160; Chakrabarti & Fombonne,2001; Fombone,1999; 2003a; 2003b). Xem tiếp ...Rối loạn phổ tự kỷ từ phát hiện sớm đến can thiệp, cập nhật tiêu chí chẩn đoán theo DSM-5 |
Nhân cách và các rối loạn nhân cách
Hàng ngày trong công việc, bác sĩ hay các nhà trị
liệu gặp nhiều bệnh nhân có nhân cách bất thường. Những người làm lâm sàng cần
hiểu được những kiểu nhân cách này vì 4 lý do. Đầu tiên, bệnh nhân có thể phản ứng
với những cách thức khác thường đối với bệnh lý thể chất hoặc những điều trị được
đặt ra đối với họ ví dụ như trở nên quá mức dựa vào , không tin cậy hay không hợp
tác.
Thứ hai, khi nhân cách bất thường, bức tranh lâm
sàng về rối loạn sức khoẻ tâm thần thay đổi, làm cho chẩn đoán trở nên khó khăn
hơn. Thứ ba, những nhân cách bất thường có thể phản ứng một cách khác nhau đối
với các sự kiện gây stress, ví dụ như thay vì lo lắng thì họ biểu hiện hành vi
gây hấn hay kịch tính. Xem tiếp...Nhân cách và các rối loạn nhân cách |
Não bộ được tổ chức như thế nào cho việc học ngôn ngữ
TƯƠNG TÁC GIỮA BẢN CHẤT TỰ NHIÊN VÀ NUÔI DƯỠNG Não của trẻ em được lập trình sẵn về mặt di truyền với các quá trình cần thiết cho việc học tập và đặc biệt là học tập ngôn ngữ. Những khả năng được lập trình sẵn này tương tác với kích thích thu được từ môi trường mà trẻ học được từ nền văn hoá và hệ thống ngôn ngữ mà trẻ sống ở trong môi trường đó. Cùng thời điểm đó, những trải nghiệm độc nhất của cá thể trẻ bổ sung thêm cho việc thực hành chức năng của não. Xem tiếp... |
Sự khác nhau giữa thuật ngữ chậm phát triển và chậm phát triển tâm thần
Thuật ngữ chậm phát triển (Developmental Delay) thường được dùng một cách không thích hợp đồng nghĩa với chậm phát triển tâm thần ( Mental Retardation) . Chậm phát triển là một thuật ngữ có tính bao gồm một cách quá mức và được sử dụng đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ hơn 5 tuổi khi mà chẩn đoán ở tuổi này không rõ ràng, vì những trẻ này ở tuổi quá nhỏ đối với việc đánh giá chính thức. Trong sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM-5 (2013) của Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ có một phân loại là Chậm Phát Triển Toàn Thể (Global Developmental Delay), được đánh mã là 315.8 hay theo mã ICD-10 là F88. Chẩn đoán này được dành cho các cá thể dưới 5 tuổi khi mà mức độ nặng trên lâm sàng không thể được lượng giá một cách đáng tin cậy ở tuổi quá sớm. Phân loại này được chẩn đoán khi cá nhân đó không đạt được các mức phát triển mong đợi trong nhiều lãnh vực thực hành chức năng trí tuệ (Intellectual functioning) và áp dụng cho các cá nhân không thể thực hiện được các lượng giá có tính hệ thống về thực hành chức năng trí tuệ bao gồm các trẻ quá nhỏ để có thể tham gia vào đánh giá tiêu chuẩn. Phân loại này cần được đánh giá lại sau một thời gian (APA, DSM-5, 2013). |
Các vùng não hoạt động như thế nào khi chơi game?
Nghiện trò chơi video
đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, ở Việt Nam gần đây có nhiều cha mẹ
than phiền rằng con mình chơi trò chơi video hay game online quá nhiều và ảnh
hưởng đến học tập cũng như các mối quan hệ xã hội. Ở các quốc gia khác cũng có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Đây thực sự là vấn đề còn mới mẻ trong lãnh vực
tâm lý và tâm bệnh lý...Xem tiếp |